Tài liệu Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay

    PHẦN I : MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Với sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đă thực sự bước vào kỷ nguyên trí tuệ. Đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xă hội đang biến động hết sức nhanh chóng với hai xu hướng cơ bản là hội nhập và tăng tốc. Động thái và diện mạo của kinh tế thế giới ( nhất là những nước phát triển ) đă chứng tỏ khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền “ kinh tế tri thức ” đă h́nh thành và sẽ ngày càng cao cùng với đ̣i hỏi nâng cao không ngừng chất lượng sống của con người. Chưa bao giờ việc học hành của từng cá nhân được coi trọng như thời đại ngày nay. Từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển đều khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ chú trọng đến việc học hành. Cách đây chưa lâu, UNESCO đă nêu lên bốn trụ cột giáo dục là học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống với người khác.
    Với những nước có điểm xuất phát về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ thấp như ở Việt Nam th́ đ̣i hỏi nâng cao mặt bằng tri thức xă hội, trước hết là của thế hệ trẻ lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu không nhanh chóng nâng cao tŕnh độ khoa học kỹ thuật và công nghệ th́ chúng ta không thể hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, không thể tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới mà c̣n tụt hậu xa hơn nữa. Đây là thử thách vô cùng nghiệt ngă trước thềm thiên niên kỷ mới mà dân tộc Việt Nam phải vượt qua nếu không muốn trở thành kẻ tị nạn về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và công nghệ ngay trên quê hương đất nước ḿnh.
    Thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đă và sẽ là lực lượng ṇng cốt gánh vác những nhiệm vụ trọng đại của Tổ quốc ở những thập niên đầu thế kỷ XXI. Dó đó, tŕnh độ năng lực khoa học kỹ thuật - công nghệ và tri thức nói chung của sinh viên không chỉ quan hệ đến bản thân mỗi người mà c̣n quan hệ đến sự hưng vong của đất nước. Lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 vừa có ư nghĩa cơ bản, lâu dài vừa mang tính thời sự cấp bách: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu ”.
    Hiện nay, những người không có việc làm phần lớn là những người không được học hành hoặc học hành không đến nơi đến chốn. Có những thanh niên hoang phí quỹ thời gian quư giá cho những thú vui ở các tụ điểm ăn chơi và trở thành những kẻ bênh hoạn, thành gánh nặng cho gia đ́nh và xă hội. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “ Dậy muộn th́ phí một ngày, không chịu học th́ phí một đời ”. Xu hướng của số đông học sinh tốt nghiệp phổ thông đều muốn thi vào đại học ( kể cả những học sinh dưới trung b́nh và kém ). Đó là một trong những nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trong thi cử, học hành ở trường phổ thông, đại học và cả sau đại học tạo ra nghịch cảnh “ Ưt thợ nhiều thầy ”. Hậu quả tất yếu là chất lượng giáo dục đào tạo bị giảm sút, mặt bằng tri thức của xă hội thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới, ảnh hưởng tới hệ thống chuẩn mực giá trị. Nguy hại hơn, nó làm cho thế hệ trẻ bị nhiễm tư tưởng, tâm lư thiếu trung thực, thiếu ḷng tin vào tương lai và lẽ phải. Điều đó gây tác hại nghiêm trọng, lâu dài đến nguồn lực con người - nhân tố quyết định quá tŕnh phát triển đất nước.
    Tuổi trẻ là tuổi có thể lực và trí lực, là tuổi chuẩn bị mọi mặt cho tương lai. Trong vốn hành trang Êy, đạo đức là gốc. Tri thức là sức mạnh, là ch́a khoá để sáng tạo cống hiến, làm giàu cho ḿnh, cho gia đ́nh và xă hội. Nhiều học sinh, sinh viên và cả những người không có điều kiện học tập chính quy đă nêu cao tinh thần vượt khó, xác định cho ḿnh động lực học tập đúng đắn, chiến thắng mọi trở ngại để là chủ khoa học, đạt được những thành tựu đáng tự hào trong học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật và cộng nghệ và sản xuất. Nhưng đáng tiếc, có một số sinh viên, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tích luỹ và phát triển tri thức, thiếu hẳn khát vọng cháy bỏng là chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Từ đó dẫn đến động cơ học tập chưa đúng đắn, học tập theo kiểu “ đối phó ”, miễn sao vượt qua các “ cửa ải ”. Bằng cấp đối với họ chỉ có ư nghĩa “ trang trí ”, là tấm vế vào đời. Đă không Ưt những mánh khoé gian dối trong kiểm tra thi cử Bởi vậy, việc tự xác định cho ḿnh động cơ học tập đúng đắn là rất cần thiết. Một trong những yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh mẽ quyết định đến kết quả học tập của sinh viên đó là động lực học tập của họ. Động lực học tập của sinh viên là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lư giáo dục quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với lư do trên tôi quyết định chọn vấn đề : Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay làm khoá luận tốt nghiệp.


    2.Ư NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ư NGHĨA THỰC TIỄN
    2.1. Ư nghĩa khoa học
    Đề tài nghiên cứu nhằm ứng dụng một số khái niệm, lư thuyến của xă hội học vào nghiên cứu thực nghiệm vấn đề động lực học tập của sinh viên để phác hoạ, mô tả hiện trạng về “ động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay ”. Trên cơ sở những thông tin thực nghiệm thu được góp phần hoàn thiện, bổ sung vào kho tàng tri thức lư luận xă hội học giáo dục ở Việt Nam.
    2.2. Ư nghĩa thực tiễn
    Đề tài nghiên cứu động lực học tập của sinh viên chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố tác động. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lư, các ngành các đoàn thể để t́m ra giải pháp để làm tăng các yếu tố tích cực, góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên trong điều kiện phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mô tả hiện trạng động lực học tập của sinh viên thông qua
    Hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học
    Lư do lựa chọn nghành học
    Kết quả học tập
    Chỉ ra sự khác nhau về động lực học tập của các sinh viên có đặc trưng khác nhau ( năm học, giới tính, trường, nguồn gốc xuất thân .)
    T́m hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên hiện nay ( quan niệm sống, việc làm khi ra trường, các chính sách xă hội .)
    Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số những giải pháp, kiến nghị để làm tăng những yếu tố tích cực, góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên trong điều kiện chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
    4. ĐỐI TƯỢNG , KHÁCH THỂ, PHẠM VI VÀ MẪU
    NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay.
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    Địa bàn nghiên cứu là một số trường đại học -cao đẳng ở Hà Nội.
     
Đang tải...