Sách Đông Kinh Nghĩa Thục

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đông Kinh Nghĩa ThụcThơ cảm khái:
    (Của một cụ trong Đông Kinh Nghĩa Thục)
    Tuổi xanh kết bạn xoay trời đất
    Năm chục năm nay thỏa ước mong
    Độc lập xa gần cờ phấp phới
    Anh hồn cố hữu khoái hay không?
    Phương Sơn (1882-1960)
    Mạnh đông Ất Mùi (1955)

    Trường Nghĩa Thục đứng đầu dạy dỗ
    Khắp ba mươi sáu phố Hà thành
    Gái trai nô nức học hành
    Giáo sư tám lớp, học sinh non ngàn
    (Ca dao).

    Trong lời tựa cho cuốn Đông kinh Nghĩa Thục, cụ Nguyễn Hiến Lê than rằng: “ .về phương diện văn hóa, ta đã kém xa Trung Hoa mà cũng thua xa cả Pháp. Hai ngàn rưỡi năm trước, Trung Hoa đã biết đặt ra một chức quan chuyên đi lượm những bài ca, bài hát trong dân gian, nhờ vậy họ mới có được một tập thi vào hàng cổ nhất thế giới. Tới thế kỷ 18, vua Càn Long cho chép lại hết các sách, lập thành bộ "Tứ khố toàn thư”,một công việc sưu tầm tài liệu không tiền trong lịch sử nhân loại. Nước Pháp thì chẳng những nhà cầm quyền mà đến thường dân cũng biết trọng tài liệu Còn ở nước mình, có được bao nhiêu nhà nho chép lại những tai biến cùng cảnh sinh hoạt trong thời Nguyễn, Trịnh xung đột, hoặc trong chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn? Mà thôi, hãy nói chuyện gần đây. Chúng ta có muốn chép tiểu sử của Nguyễn Khuyến hoặc Chu Mạnh Trinh để dạy học sinh ban Tú tài, cũng không biết tra cứu ở đâu, và nếu không tán hươu tán vượn thì may lắm về tiểu sử mỗi cụ, ta viết được độ một trang
    Và: “ Cái tinh thần không biết trọng tài liệu, xưa như vậy mà nay cũng không hơn gì mấy. Các việc bác cổ và thư viện của mình ngày nay, mở ra cho có với đời vậy, chứ thực ra đã làm được những việc gì quan trọng cho văn hóa? .”
    Cụ viết những dòng này là vào năm 1955, tức là chỉ khoảng 50 năm sau Đông Kinh Nghĩa Thục, mà tài liệu đã khó kiếm vậy thay. Mà nay ta cũng phải nhận là cụ có tài tiên tri, vì đã lại thêm một lần 50 năm nữa, mà cái việc bác cổ và thư viện “của mình” vẫn cứ vậy. Nhất là cái vụ thư viện của ta, vẫn cứ cửa đóng then cài, đến nỗi mà gần đây có việc đánh cắp sách vở trong thư viện mang ra ngoài bán, mục đích là phổ biến những tư liệu quí giá cho nhiều người(?). Vậy ra dân ta vẫn chưa quan tâm đến việc sưu tầm, lưu giữ tài liệu?
    Rồi tôi bỗng lẩn thẩn nghĩ rằng, phong trào Đông Kinh Nghĩa thục, một phong trào tuy ngắn ngủi, chỉ xấp xỉ một năm, mà gây được tiếng tăm, đã đi vào lịch sử, là một bước khởi đầu quan trọng để nước ta bước đầu duy tân, từ cái việc bỏ lề lối khoa cử, đến việc truyền bá quốc ngữ, thay đổi kiểu suy nghĩ “gàn nho hủ lậu”, mà theo cái học công thương của người, gắn liền với hoạt động, đổ mồ hôi và cả máu nữa, anh hùng mà bi thảm, của các cụ đầu đảng Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng Thế mà 100 năm Vừa qua, ta không thấy có một hoạt động gì, một cử chỉ nào, gọi là để kỷ niệm100 năm, kỷ niệm đệ bách chu niên. Vậy thì nhị bách, tam tứ bách dư niên hậu ?
    Bằng lối viết như kể chuyện cổ tích, Nguyễn Hiến Lê nhỏ nhẹ đưa độc giả trở về trước, 100 năm, hít thở lại một chút hương thơm của một phong trào yêu nước, mà nay như chỉ còn lại cái tinh thần mà thôi. Quantam.
     
Đang tải...