Thạc Sĩ Dòng họ người Hmông Trắng tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Theo kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2009, dân tộc Hmông ở nước ta có 1.095.000 người, đứng hàng thứ bảy sau các dân tộc Việt, Tày, Thái, Khơ-me, Mường và Nùng. Người Hmông sinh sống chủ yếu ở những vùng núi có độ cao trung bình từ 800 - 1.700 m trở lên, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn nhiều nơi thuộc vùng cao núi đá. Mặc dù môi trường cư trú không thuận lợi, nhưng tộc người này luôn tạo dựng được cách ứng xử khá phù hợp với sự đa dạng của điều kiện cảnh quan vùng cao.
    Dân tộc Hmông ở Việt Nam có các nhóm như: Hmông Hoa (Hmông Lềnh), Hmông Đen (Hmông Đu), Hmông Trắng (Hmông Đơ) và Hmông Xanh (Hmông Súa). Sự phân biệt giữa các nhóm chủ yếu dựa vào sự khác nhau của trang phục và ngôn ngữ. Về cơ bản, những phong tục tập quán của các nhóm Hmông đều có nhiều nét tương đồng, nhất là trong thiết chế dòng họ và nghi lễ trong chu kỳ đời người. Khác với đa số tộc người thiểu số khác, người Hmông có mối quan hệ cố kết tộc người hết sức bền chặt, kể cả khi họ cư trú tại một địa phương hay cách biệt ở những nước, các châu lục khác nhau. Biểu hiện đặc trưng nhất của mối quan hệ này là sự cố kết dòng họ “xuyên quốc gia”. Dòng họ của người Hmông có vị trí đặc biệt quan trọng, đó là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành xã hội Hmông và là nền tảng cho sự tồn tại của thiết chế xã hội truyền thống, đồng thời chi phối nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày của cộng đồng. Dòng họ Hmông cũng là môi trường giữ gìn và thể hiện bản sắc tộc người rất đậm nét. Thông qua sự giống nhau về tên họ cùng những quy ước riêng của từng dòng họ, dù ở địa phương nào của Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, người Hmông đều cho là thuộc cùng một họ, đều sinh ra từ một ông tổ chung, đều là anh em với nhau và vì vậy phải có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau. Đặc điểm cố kết dòng họ mang tính “xuyên quốc gia” của người Hmông có những mặt tích cực, nhưng cũng có những ảnh hưởng không mong muốn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và đảm bảo ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt là vùng biên giới.
    Trong xã hội truyền thống cũng như hiện nay, dòng họ của người Hmông có vai trò chi phối liên quan đến toàn bộ tổ chức kinh tế - xã hội của tộc người này, được thể hiện qua các kiêng kỵ trong nghi lễ gia đình, đặc biệt là qua các hình thức thờ cúng (ma nhà, ma buồng, ma bếp ), và những nghi lễ chung của dòng họ như lễ ma bò (nhu đa), lễ cúng dòng họ (shầu su, txi su, cơz đa), lễ đuổi tà ma (lử su, lử tau), . Thông qua các hoạt động này, nhất là nghi lễ dòng họ và các hình thức thờ cúng của các gia đình thành viên là chất keo bền vững tạo nên sự cố kết chặt chẽ, bền lâu trong quan hệ dòng họ, thể hiện vai trò và vị trí của dòng họ không chỉ đối với các gia đình thành viên mà còn đối với cả cộng đồng.
    Cho đến nay, dòng họ của người Hmông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ở phạm vi rộng. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ ở từng nhóm Hmông tại một địa bàn cụ thể còn ít được đề cập, nhất là nhóm Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Dòng họ của người Hmông Trắngtỉnh Sơn La” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học văn hóa. Sở dĩ như vậy là do, chúng tôi nhận thấy dòng họ đóng vai trò cốt lõi trong xã hội người Hmông. Nghiên cứu dòng họ của người Hmông Trắng sẽ giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về tộc người này, giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý tham khảo để tổ chức ổn định dân cư, phát triển kinh tế và quản lý xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, đồng thời hạn chế các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng dòng họ của người Hmông vào mục đích gây mất ổn định chính trị xã hội, thậm chí chống phá đất nước ta, đặc biệt tại các địa bàn vùng biên giới Việt - Lào, nơi đã bùng phát và hiện vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn .
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Làm rõ các đặc điểm dòng họ của người Hmông Trắng ở Sơn La trước đây và hiện nay.
    - Làm rõ các mối quan hệ và vai trò của dòng họ trong đời sống cộng đồng người Hmông Trắng ở Sơn La.
    - Đề xuất các giá trị tích cực của dòng họ cho việc bảo tồn và phát huy nhằm phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay của Đảng và Nhà nước ta trong cộng đồng người Hmông Trắng ở Sơn La.
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chính là dòng họ của người Hmông Trắng tại các điểm nghiên cứu thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Trong đó đi sâu nghiên cứu về các đặc trưng và vai trò của dòng họ trong đời sống tộc người của nhóm Hmông Trắng.
    [I]3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu các vấn đề đến dòng họ của người Hmông Trắng trong sự so sánh với dòng họ của tộc người Hmông ở tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu và một số địa phương khác.
    [I]3.3. Địa bàn nghiên cứu
    Địa bàn nghiên cứu chính là xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nơi có đông người Hmông Trắng sinh sống tập trung nhất của tỉnh.
    4. Đóng góp của luận ánLuận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về dòng họ của người Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La trong truyền thống và những biến đổi hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các dòng họ của người Hmông Trắng ở Sơn La với các nhóm Hmông ở những địa điểm khác.
    Qua nghiên cứu về dòng họ của người Hmông Trắng, luận án cung cấp những tư liệu khoa học, góp phần làm rõ các đặc trưng cơ bản nhất của thiết chế dòng họ và các mối quan hệ, đồng thời phân tích những vai trò của dòng họ trong đời sống tộc người Hmông.
    Kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của dòng họ người Hmông đến với phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tốt các vấn đề xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới hiện nay ở vùng đồng bào Hmông.
    5. Nguồn tư liệu của luận ánNguồn tư liệu của luận án chủ yếu do tác giả thu thập tại địa bàn nghiên cứu từ năm 1998 đến nay. Bên cạnh đó, cũng kế thừa nguồn tài liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu khoa học, về dòng họ; các số liệu, báo cáo của Trung ương và địa phương về người Hmông liên quan đến nội dung đề tài.
    6. Bố cục của luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu
    Chương 2: Các đặc trưng và quan hệ dòng họ của người Hmông
    Chương 3: Kết quả và bàn luận


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [B]I. Tiếng Việt
    1. Khổng Kim Anh (2002), [I]Kiêng cữ và nghi lễ liên quan đến ngôi nhà của người Hmông (trường hợp ở hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội.
    2. Hoàng Bé (1994), [I]Tín ngưỡng của người Hmông ở Sơn La, Báo cáo tư liệu, Thư viện Viện Dân tộc học.
    3. Nguyễn Trung Bình (2001), [I]Thiết chế dòng họ người Hmông tại xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH & NV Hà Nội.
    4. I.U. Brômlây “Văn hoá truyền thống trong Dân tộc học” in trong: [I]Các vấn [I]đề hiện đại của Dân tộc học (tập 1, 2, 3). Bản dịch lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học.
    5. Nguyễn Từ Chi (1991), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội,.
    6. Ngô Thị Chính (2003), Một số suy nghĩ về nghiên cứu hệ thống thân tộc, in trong sách [I]Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
    7. Phan Đại Doãn (1999), [I]Cơ sở kinh tế và thể chế tông pháp của dòng họ người Việt, Tạp chí Dân tộc học, số 3, Hà Nội.
    8. Khổng Diễn (1995), [I]Dân số và Dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    9. Khổng Diễn (chủ biên, 1998), [I]Dân số - Kế hoạch hoá gia đình người Hmông ở Hoà Bình. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    10. Bế Viết Đẳng (1984), [I]Dân tộc Mèo trong [I]Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [I](các tỉnh miền núi phía Bắc), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    11. Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda (2001), [I]Nhân học Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    12. Hồ Ly Giang (2000), [I]Tập quán ăn uống của người Hmông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Hà Nội.
    13. Guy Morechand (1955), [I]Những đặc điểm chủ yếu của thuật saman của người mèo trắng ở Đông Dương, bản dịch tư liệu, Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học.
    14. Guy Morechand (1968), [I]Thuật Sa man của người Hmông, Bản dịch tư liệu, Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học.
    15. Diệp Đình Hoa (1999), [I]Dân tộc Hmông và thế giới thực vật, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    16. Phạm Quang Hoan (1994), [I]Vai trò của các thiết chế xã hội truyền thống trong việc quản lý nguồn tài nguyên cộng đồng của người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội.
    17. Phạm Quang Hoan và các tác giả (1995), [I]Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    18. Phạm Quang Hoan (2000), [I]Một số nghi lễ phản ánh bản sắc và tính cố kết dòng họ của người Hmông, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, Hà Nội.
    19. Phạm Quang Hoan (2001), [I]Lễ cưới của người Hmông Trắng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Tạp chí Dân tộc học, số 6, Hà Nội.
    20. Lê Quốc Hồng (1997), [I]Các thiết chế xã hội người Hmông và ảnh hưởng của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH &NV Hà Nội.
    21. Nguyễn Văn Lợi (1993), Lịch sử tộc người các dân tộc Hmông – Dao qua các cứ liệu ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
    Hoàng Xuân Lương (2000), [I]Văn hoá người Hmông ở Nghệ An, Nxb.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...