Tiểu Luận Đóng góp của Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với dòng lịch sử triết học Việt Nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận môn lịch sử tư tưởng phương đông và tài liệu về tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt nam

    A-Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Cung với khuynh hướng tìm về cội nguồn, trong quá trình học tập bộ môn “Văn hóa dân gian” việc nghiên cứu Thiền Trúc Lâm Yên Tử - một Thiền phái Việt Nam do người Việt Nam tạo dựng và phát triển là một vấn đề phục vụ tốt cho việc tiếp cận môn học.
    Dòng Thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp -danh Điều - ngự Giác - hoàng khởi lập, nhà vua được thờ là "Tổ Thứ Nhất". "Tổ Thứ Hai" là thiền-sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330) soạn-giả bộ sách Thạch thất mị ngữ. "Tổ Thứ Ba" là thiền-sư Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334).
    Ba vị tổ của thiền Phái Trúc lâm đều đi tu và Thành đạo ở Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang. Vị Tổ thứ nhất: Vua Trần Nhân Tông, Pháp danh: Điệu Ngự Giác Hoàng là Thầy của Vị Tổ thứ 2 là Pháp Loa và Pháp Loa là Thầy của vị tổ thứ : Thiền sư Huyền Quang. Sau khi đi tu, thành đạo thì vị tổ của thiền phái Trúc lâm về chùa Yên Tử để trụ trì. Còn vị Tổ thứ 2 về Chùa Quỳnh Lâm Quảng Ninh, Vị tổ thứ 3 về Chùa Côn Sơn Hải Dương. Thế nên dân gian mới có câu: “Ai qua Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh lâm / Vĩnh Nghiêm chưa đến,thiền tâm chưa đành”. Về nguồn gốc của Thiền Phái Trúc Lâm thì như các bạn đã biết Thiền Phái Trúc Lâm được hình thành trên cơ sở của dòng thiền Yên Tử. mà dòng thiền Yên Tử lại được tạo dựng trên cơ sở kết hợp của ba dòng thiền trước đó là: Dòng thiền Ti ni đa lưu chi, Dòng thiền Vô Ngôn, Dòng thiền Thảo đường. Vậy nên Thiền Trúc Lâm Yên Tử ra đời là sự kết hợp sâu sắc giữa nhiều dòng thiền có hệ thống lý luận, lý thuyết về đạo pháp khá chặt chẽ nên nó được đánh giá là Thiền phái rất uy tín của Việt Nam. Việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam như thế này sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn. Từ đó giúp chúng ta trở về với cội nguồn một cách thiết thực nhất.
    Cũng bởi “tín ngưỡng” là một trong những thành tố của văn hóa, đối với văn hóa dân gian thì đó là thành tố có thể xem là hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong đời sống chung của các cộng đồng dân tộc. Nghiên cứu tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm giúp ta phần nào hiểu dược bề sâu, bề dày của văn hóa Việt Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa Việt Nam thời Trần - thời thịnh trị của Quốc gia Đại Việt. Từ việc hiểu ông cha, con người Việt Nam hơn, từ việc hiểu văn hóa Việt Nam hơn sẽ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch đinh một đường lối khả thi, thích hợp, hữu ích cho sự phát triển đất nước, kết hợp được những tinh hoa dân tộc với tinh hoa thời đại, đưa đất nước tiến nhanh ở giai đoạn đầu của thế kỷ XXI. Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu Thiền Trúc Lâm Yên Tử sẽ mang lại ý nghĩa cần thiết hơn bao giờ hết. Vì thế em đã quyết định chọn đề tài: “Đóng góp của Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với lịch sử triết học Việt Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu về một góc cạnh trong thành tố “tín ngưỡng” - nét đặc sắc của văn háa dân gian cho bài tiểu luận của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu
    - Trình bày nội dug hoạt động của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vạch ra những điểm độc đáo, đặc trưng của dòng thiền này cũng như của hệ thống Phật giáo thời Trần
    - Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử trong đời sống Phật giáo noi chung, trong lịch sử tư tưởng triết học nói riêng.
    - Đặc biệt nhận thức đúng vai trò của nó đối với đời sống văn hóa xưa và nay.

    3. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp tra cứu tài liệu.
    - Phương pháp thống kế, so sánh.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.


    4 . Bố cục tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 2 chương lớn
    Chương 1: Một số vấn đề chủ đạo của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử
    1.1 Vài nét về dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
    1.2 Ba vị sư tổ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
    Chương 2: Những đóng góp chinh của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
    2.1 Đóng góp của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với Phật giáo Việt Nam
    2.2 Đóng góp của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với lịch sử triết học Việt Nam.

    [HR][/HR]
    TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM

    Phạm Minh Trang - 09 F4
    Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
    GV hướng dẫn: ThS. Ngô Hoàng Vĩnh​

    I- Đặt vấn đề
    1. Lí do chọn đề tài
    Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay Đạo Ông bà có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở nước ta. Cơ sở hình thành tín ngưỡng này là niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu .Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc học thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.
    Cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan cũng được phát triển và góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng trên tất cả các mặt biểu hiện của nó không chỉ phác họa nên đời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư liệu cho việc nhận thức về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người Việt.
    Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian của Viêt Nam. Đồng thời, bổ sung thêm một số tư liệu bằng tiếng pháp liên quan đến tín ngưỡng độc đáo này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...