Tiểu Luận Động đất

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/9/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU


    Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh.
    Điều đáng sợ hơn cả là cho đến nay khoa học và kỹ thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy ra.
    Do đó, con người chưa có biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận động đất như phòng chống bão hay lũ lụt, dù vậy, chúng ta vẫn có các giải pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra.
    Dường như động đất xảy ra ngày càng nhiều và gây thảm hoạ ngày càng lớn. Hiện nay các nhà địa chấn học có rất nhiều trạm ghi động đất có khả năng ghi nhận các trận động đất với các cường độ khác nhau, trong đó có những động đất mà con người không cảm thấy được.
    Những thông tin về động đất như vậy được đưa lên các trang báo, lên các bản tin phát thanh, truyền hình, lên mạng internet. Và điều đó đã tạo cho công chúng ấn tượng về “sự nổi loạn” của hiện tượng động đất trong thời gian mấy thập niên gần đây.
    Mặt khác, từ những năm 50 của thế kỷ 20, tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hầu như ở tất cả các quốc gia, nên động đất gây ra những thiệt hại to lớn cũng là điều dễ hiểu, nếu động đất xảy ra tại vùng đô thị có mật độ dân cư cao.
    Động đất là một dạng tai biến địa động lực nội sinh gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho con người. Bên cạnh những tổn thất trực tiếp, tức thời, động đất còn gây ra nhiều tai biến thứ cấp, kéo dài, không những trên các khu vực cận tâm ngoài mà còn trên những vùng phụ cận cách xa tâm ngoài, có khi cách xa đến hàng trăm km. Động đất là dạng tai biến mà sức người hầu như không chống chọi được, do vậy để giàm thiểu tổn thất do các tai biến này mang tới cho con người, công tác dự báo – phòng tránh đóng vai trò rất quan trọng. Từ những dự báo các vùng có thể xuất hiện tai biến và mức độ phát triển của chúng, con người có thể lựa chọn cách tổ chức sinh sống hợp lý và đầu tư hợp lý cho các biện pháp làm giảm nhẹ tổn thất , cũng như hạn chế tai biến thứ cấp.
    Hiện tượng động đất đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử phát triển văn minh con người, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về động đất được công bố. Ở đây , các vấn đề về bản chất động đất được phân tích và xem xét theo mục tiêu đánh giá những tổn thất về môi trường làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng chống – giảm thiểu tổn thất.
    Có thể nói động đất yếu xảy ra ở mọi nơi trên địa cầu, vì lòng đất không lúc nào yên tĩnh. Tuy nhiên động đất mạnh có khả năng gây thiệt hại chỉ tập trung trong những đới nhất định. Đó là những đới phân cách các địa khối đang vận động tương đối với nhau. Nói khác đi, nguy cơ động đất khác nhau đối với các vùng khác nhau.
    Bài thuyết trình của nhóm nhằm giới thiệu những hiểu biết chính về động đất, các vụ động đất trên thế giới và ở nước ta và về các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhằm giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra.


    MỤC LỤC


    DANH MỤC HÌNH 4
    DANH MỤC BẢNG 5
    KÝ HIỆU VIẾT TRONG BÀI 5
    I. GIỚI THIỆU 6
    II. NỘI DUNG 8
    1. Tổng quan 8
    1.1. Sơ lược về động đất 8
    1.1.1. Định nghĩa 8
    1.1.2. Đặc điểm 8
    1.1.2.1. Tâm động đất 8
    1.1.2.2. Sóng địa chấn 9
    a. Sóng bên trong đất 9
    a.1. Sóng P - sóng sơ cấp 9
    a.2. Sóng S- sóng thứ cấp 10
    b. Sóng trên bề mặt đất 10
    b.1. Sóng Love 11
    b.2. Sóng Rayleigh hay sóng L 11
    1.1.2.3. Cường độ rung động 11
    1.1.2.4. Quy mô rung động 11
    1.2. Hiện trạng động đất 15
    1.2.1. Trên thế giới 15
    1.2.1.1. Hiện trạng động đất trên thế giới 15
    1.2.1.2. Các vụ động đất xảy ra trên thế giới 16
    1.2.2. Tại Việt Nam 18
    1.2.2.1. Hiện trạng động đất tại Việt Nam 18
    1.2.2.2. Các vụ động đất xảy ra tại Việt Nam[15] 22
    a. Động đất trước 1900 22
    b. Động đất từ 1900 đến 2007 23
    2. Nguyên nhân động đất 25
    3. Hậu quả 26
    3.1. Tai biến sơ cấp 26
    3.1.1. Sụp đổ nhà cửa, công trình 26
    3.1.2. Cháy nổ 27
    3.1.3. Ô nhiễm môi trường - dịch bệnh 27
    3.1.4. Lụt lội 28
    3.2. Tai biến thứ cấp 28
    3.2.1. Sóng thần 28
    3.2.2. Trượt lở 29
    4. Đánh giá tai biến động đất 30
    4.1. Xác định vùng có nguy cơ động đất 30
    4.1.1. Xác định vị trí những “ổ động đất” 30
    4.1.2. Dự báo quy mô rung động 30
    4.2. Quy mô vùng động đất 31
    4.3. Lập bản đồ phân vùng quy mô rung động 31
    4.4. Đánh giá mức độ tổn thất 32
    5. Dự báo và giảm thiểu tai biến động đất 32
    5.1. Phân vùng dự báo nguy cơ tai biến động đất 33
    5.2. Dự báo thời điểm xuất hiện động đất 34
    5.2.1. Phương pháp thống kê 34
    5.2.2. Phương pháp thay đổi điện trường (phương pháp VAN) 35
    5.2.3. Phương pháp gia tăng thể tích 35
    5.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất do tai biến động đất 36
    5.3.1. Biện pháp làm giảm thiểu sự sụp đổ 36
    5.3.2. Biện pháp làm giảm thiểu cháy nổ 37
    5.3.3. Biện pháp làm giàm thiểu đứt vỡ hệ thống đường ống 37
    5.3.4. Biện pháp làm giảm thiểu thiệt hại về người 37
    III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 38
    1. Kiến nghị 38
    1.1. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền 38
    1.2. Đối với môi trường giáo dục 38
    1.3. Đối với người dân 38
    1.3.1. Trước khi xảy ra động đất 38
    1.3.2. Khi xảy ra động đất 39
    1.3.3. Sau khi xảy ra động đất 39
    2. Kết luận 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
    1. TÀI LIỆU WEB 41
    1.1. Tài liệu tiếng việt 41
    1.2. Tài liệu tiếng anh 41
    2. TÀI LIỆU SÁCH - BÁO 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...