Luận Văn Động đất ở Tây Bắc Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Động đất ở Tây Bắc Việt Nam​
    Information
    .PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài
    Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Điều đáng sợ hơn là cho đến nay khoa học và kỹ thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy ra. Do đó, con người chưa có biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận động đất, như phòng chống bão hay lũ lụt.

    Bản đồ phân bố chấn tâm động đất trên thế giới
    Nhìn vào bản đồ phân bố chấn tâm động đất toàn cầu một số chuyên gia cho rằng động đất ở Việt Nam là không đáng kể nhưng cũng cần được quan tâm.Vấn đề động đất ở lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở miền Bắc Việt Nam nói riêng được thu thập qua các nguồn: tài liệu lịch sử, điều tra những trận động đất mạnh và cảm thấy trong nhân dân, các tài liệu quan trắc bằng các trạm động đất. Từ đó các tác giả đã nghiên cứu tính động đất, nêu ra một số quy luật biểu hiện của chúng và sau đó nêu ra những giải pháp khắc phục.
    Tây Bắc (Việt Nam) được đánh giá là vùng có nguy cơ động đất lớn nhất cả nước.Chỉ riêng trong thế kỷ XX ở Tây Bắc đã xảy ra nhiều trận động đất mạnh gây hậu quả nặng nề cho nhân dân và cản trở các dự định quy hoạch, xây dựng đất nước đặc biệt là kế hoạch xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên Sông Đà Chính vì vậy nghiên cứu điều kiện, quy luật phát sinh, phát triển của động đất khu vực Tây Bắc là rất cấp thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” nhằm cho người đọc cái nhìn cụ thể, trực quan và chính xác về vấn này.
    III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
    1. Mục đích
    Đề tài “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” được nghiên cứu với mục đích đem lại cho người đọc sự hiểu biết chung nhất về động đất và có cái nhìn cụ thể vê động đất ở khu vực Tây Bắc, từ đó có những giải pháp hạn chế hậu quả khi động đất xảy.
    2. Nhiệm vụ
    - Xác định các trận động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Tây Bắc Việt Nam
    - Nghiên cứu các nguyên nhân gây động đất ở khu vực Tây Bắc
    - Bước đầu đưa ra các giải pháp hạn chế hậu quả.
    3. Giới hạn đề tài
    Nghiên cứu động đất là một vấn đề lớn, mức độ ảnh hưởng sâu sắc và thời gian tương đối dài. Trong điều kiện còn hạn chế về thời gian , tư liệu, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến hiện trạng, nguyên nhân và những giải pháp hạn chế hậu quả của động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Về mặt phạm vi lãnh thổ, đề tài giới hạn nghiên cứu khu vực Tây Bắc trong phạm vi trọn vẹn 4 tỉnh là: Lai Châu, Điện Biên,Sơn La và Hòa Bình và một số vùng nhỏ lân cận
    IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài
    1. Phương pháp nghiên cứu
    Đối với bất kì đề tài báo cáo khoa học nào muốn thực hiện đều phải có các phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này người viết đã vân dụng các phương pháp sau đây:
    1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài: các tài liệu về động đất, tài liệu về các đứt gãy lãnh thổ, các bài luận văn, khòa luận có liên quan tới đề tài của báo cáo khoa học
    Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, phân tích, chọn lọc trên cơ sở khoa học những nội dung cấn thiết cho bài báo cáo.
    1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
    Sau khi thu thập tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng nhằm xử lý thông tin.
    2. Các bước thực hiện
    Bất kì một báo cáo khoa học nào cũng cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhất để bài báo cáo đạt kết quả cao. Cùng với việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu việc nắm vững các bước tiến hành để thực hiện đề tài cũng vô cùng quan trọng . Báo cáo này được tiến hành theo các bước sau:
    2.1 Bước chuẩn bị
    Đây là bước chuẩn bị về cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài. Bước này đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc tài liệu và làm dàn ý cho đề tài. Các tài liệu phải phong phú để có cái nhìn toàn diện về vấn đề qua đó người đọc thấy được hiện trạng, nguyên nhân và những giải pháp hạn chế hậu quả động đất ở Tây Bắc Việt Nam.
    2.2 Bước thu thập tài liệu
    Sau khi đã xác định được đề cương của đề tài, xác định được những yếu tố cơ bản cần chuẩn bị, việc thu thập tài liệu có lien quan đến nội dung cần thể hiện là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu. Việc thu thập thông tin được hiểu là quả trình tìm kiếm, lựa chọn những tài liệu để dđáp ứng yêu cầu nội dung của đề tài.
    Trong các tài liệu liên quan đến động đất, thì cần chú ý đến các tài liệu về động đất ở Việt Nam đặc biệt là động đất Tây Bắc. Các tài liệu này có thể thu thập từ nhiều nguồn như: Viện Vật lí Địa cầu, thư viện khoa Địa lý, thư viện Trườnng Đại học sư phạm Hà Nội, trên mạng Internet
    2.3 Bước thực hiện đề tài
    Sau khi đã lập được đề cương chi tiết và thu thập những tài liệu cần thiết thì bước tiếp theo là tiến hành viết báo cáo dựa theo sự chỉ dẫn của thầy cô.
    2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa
    Đây là bước cuối cùng sau khi đã hoàn thiện bài báo cáo. Trong bước này người viết chỉnh sửa lại những sai sót và hoàn chỉnh bài báo cáo với những yêu cầu đã đưa ra.
    V. Cấu trúc bài báo cáo
    A. Phần mở đầu
    B. Phần nội dung
    Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc
    Chương 2: Một số khái niệm về động đất.
    Chương 3:Hoạt động động đất ở khu vực Tây Bắc
    I. Hiện trạng động đất ở Tây Bắc
    II. Nguyên nhân
    III. Giải pháp hạn chế hậu quả của động đất
    C.Kết luận



    MỤC LỤC
    Lời cám ơn 0
    A.PHẦN MỞ ĐẦU 1
    I. Lí do chọn đề tài 1
    III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 2
    1. Mục đích 2
    2. Nhiệm vụ 2
    3. Giới hạn đề tài 2
    IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài 2
    1. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
    1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 3
    2. Các bước thực hiện 3
    2.1 Bước chuẩn bị 3
    2.2 Bước thu thập tài liệu 3
    2.3 Bước thực hiện đề tài 4
    2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa 4
    B. PHẦN NỘI DUNG 5
    CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC 5
    1.Vị trí địa lý 5
    2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên 6
    2.1. Địa chất kiến tạo 6
    2.2. Địa hình 8
    2.3 Khí hậu 9
    2.4. Thủy văn 11
    3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 12
    3.1 Đặc điểm dân số 12
    CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘNG ĐẤT 14
    1. Động đất là gì? 14
    2. Sóng địa chấn 14
    3. Các đặc trưng cơ bản của động đất 15
    3.2 Năng lượng và độ mạnh của động đất 15
    3.3 Cường độ chấn động của động đất 16
    4.Nguyên nhân xảy ra động đất 16
    CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC 18
    I. HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở TÂY BẮC 18
    1. Động đất Điện Biên (1935) 20
    2. Động đất Tuần Giáo (1983) 20
    3. Động đất Mường Luân (1996) 22
    4. Động đất Thin Tóc hay còn gọi là động đất Điện Biên (năm 2001). 23
    4.1Thành phố Điện Biên: 23
    4.2Huyện Điện Biên: 24
    4.3.Thị trấn Điện Biên Đông: 25
    4.4.Huyện Điện Biên Đông: 25
    5.Động đất ở Sơn La, mạnh nhất năm 2010 25
    II. NGUYÊN NHÂN 27
    II.1.Hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La 28
    1. Đứt gãy chính Sơn La 28
    2. Đới đứt gãy sinh kèm Sìn Hồ 29
    3. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu 29
    3.1Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên 30
    3.2.Đứt gãy sông Đà 30
    4. Đới đứt gãy sinh kèm Mai Châu – Tam Điệp 31
    5. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Tuần Giáo – Mường Ang 31
    5.1.Đứt gãy Tuần Giáo 31
    5.2.Đứt gãy Mường Ang 32
    6. Đới đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy – Thanh Hóa 33
    II.2. Hệ đứt gãy Mường Tè – Sầm Nưa – Thái Hòa 34
    III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT. 34
    1. Quan trắc động đất ở khu vực Tây Bắc 34
    2. Giải pháp kháng chấn cho nhà và công trình ở Việt Nam 38
    2.1 Thiết kế các công trình xây dựng nhà thấp tầng và cao tầng. 38
    2.2 Thiết kế công trình giao thông 41
    2.3 Xử lý trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi và thủy điện. 42
    3. Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra 43
    3.1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất. 43
    3.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương 44
    3.2.3. Đối với động đất mạnh mang tính chất phá hủy: 44
    4. Nhân dân trong khu xảy ra động đất 46
    4.1 Đối với động đất trung bình và yếu 46
    4.2. Trường hợp động đất mạnh và phá hủy 46
    C. KẾT LUẬN 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...