Tiểu Luận động cơ hoạt động học tập

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về sự hình thành hoạt động học của học sinh? nêu ý nghĩa của hoạt động học với bản thân và với việc tổ chức hoạt động học cho học sinh

    (26 trang)
    I ) Đặt vấn đề

    Tâm lý học sư phạm là nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của việc điều khiển quá trình dạy học, nghiên cứu sựu hình thành quá trình nhận thức, tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ có hiệu quả trong quá trình dạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh
    Tâm lý học sư phạm có nhiệm vụ : rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi; rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình giáo dục và dạy học, những biến đổi tâm lý của học sinh do ảnh hưởng của giáo dục và dạy học từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lý quá trình sư phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục và dạy học. Việc tìm hiểu hoạt động học của học sinh cũng nằm trong nhiệm vụ của tâm lý học sư phạm.
    Hoạt động học là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ, ý chí, ), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động.
    Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá. Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.
    Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh.
    Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này. Sự hình thành hoạt động học có vai trò vô cùng quan trọng đối với người học sinh.
    II ) Giải quyết vấn đề

    1 .1 Khái niệm hoạt động học

    1.2 Những đặc điểm tâm lý của hoạt động học
    1.3 Đối tượng của hoạt động học
    1.4. Sự hình thành hoạt động học tập
    1.4.1. Hình thành động cơ học tập
    1.4.2 Hình thành mục đích học tập
    1.4.3. Sự hình thành các hành động học tập
    1.5. ý nghĩa của hoạt động học với bản thân và với việc tổ chức hoạt động học cho học sinh
    III KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...