Luận Văn Động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục chính trị
    Trường: Đại Học Huế
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: .doc


    Trình độ: Đại học
    Số trang: 87
    Động cơ là hiện tượng tâm lý phức tạp, có ý nghĩa đối với cá nhân. Động cơ thúc đẩy con người hành động, thúc đẩy con người có những hành vi ứng xử nhất định. Với tư cách là cái thúc đẩy con người hoạt động, động cơ gắn liền với sự thoả mãn các nhu cầu được phản ánh trong tâm lý con người, trở thành động lực thôi thúc con người hoạt động.
    Động cơ là cái khơi dậy tính chủ thể và xác định xu hướng hoạt động của chủ thể. Các nhà tâm lý học trên thế giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của động cơ đối với hoạt động của con người, đối với sự phát triển nhân cách của con người. Nhà tâm lý học Nga, A.N.Leonchiev đã khẳng định:“ Sự phát triển nhân cách của con người biểu thị về mặt tâm lý học trong sự phát triển về mặt động cơ của nhân cách”. Macxim gooki, nhà văn người Nga, người hiểu biết sâu sắc về con người đã viết:“ ở trên đời này, không có gì quan trọng hơn và đáng chú ý hơn là những động cơ hành động của con người”.
    Trong quá trình học tập, muốn nâng cao kết quả học tập thì phải hình thành động cơ học tập đúng đắn cho mỗi cá nhân. Động cơ là cái thúc đẩy học viên ham thích, là cái liên quan đến những cảm giác vui thích do lao động trí óc đem lại. Như vậy, nếu học viên có hứng thú với việc học thì học viên sẽ hình thành động cơ học tập gắn với việc hoàn thiện tri thức. Đây chính là động cơ có ý nghĩa tích cực trong hệ thống các động cơ học tập. Vì thế, trong quá trình đào tạo thì phải hình thành động cơ học tập cho học viên một cách đúng đắn.
    Với vị trí là đơn vị hành chính cơ sở, cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của nhà nước Việt Nam, cấp xã (xã, phường, thị trấn ) giữ vai trò nền tảng, quyết định việc hiện thực hoá sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt ở cơ sở, quyết định sự phát triển của phong trào quần chúng ở địa phương. Đồng thời đây cũng là nguồn quan trọng, cung cấp cán bộ cho các cấp trên ở cơ sở. Do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn giữ một tầm quan trọng đặc biệt.
    Cụng tỏc giỏo dục lý luận chớnh trị là một bộ phận quan trọng trong cụng tỏc tư tưởng của Đảng. Trong những năm qua, cụng tỏc giỏo dục lý luận chớnh trị đó cú nhiều cố gắng đổi mới cả về nội dung, hỡnh thức và phương phỏp, gúp phần quan trọng trong việc nõng cao nhận thức chớnh trị tư tưởng cho cỏn bộ, đảng viờn. Tuy nhiờn, bờn cạnh đú, cụng tỏc giỏo dục lý luận chớnh trị cũng cũn một số hạn chế, yếu kộm: một bộ phận khụng nhỏ cỏn bộ, đảng viờn chưa chịu khú học tập, nghiờn cứu nõng cao trỡnh độ . vỡ vậy, một đũi hỏi bức xỳc đặt ra là cần phải đổi mới cụng tỏc giỏo dục lý luận chớnh trị mà trước hết là đổi mới về phương phỏp, kiện toàn cơ chế quản lý, nhằm nõng cao chất lượng và hiệu quả của cụng tỏc giỏo dục lý luận chớnh trị.
    Qua thực tế đào tạo tại trường chính trị tỉnh Hà Nam, chúng tôi nhận thấy một bộ phận học viên tích cực, hăng say học tập. Kết quả học tập của các học viên luôn đạt được điểm tốt. Một bộ phận khác học thụ động, học vì điểm, học để lấy bằng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do động cơ đi học ở những học viên này là khác nhau. Do vậy, việc tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ đi học lý luận chính trị của học viên, qua đó đề xuất một số biện pháp giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học một cách đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên là yêu cầu bức thiết.
     
Đang tải...