Thạc Sĩ Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài


    Hiệu quả tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập không những bị ảnh hưởng bởi
    những điều kiện bên ngoài, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan như: nhu cầu, động cơ, thái độ,
    hứng thú, lý tưởng của người học. Nếu không có động cơ học tập, người học sẽ thiếu đi sự khởi
    động, hướng dẫn, thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hành vi, cũng như duy trì các hành động học
    tập và hoạt động học tập sẽ trở nên kém hiệu quả.
    Qúa trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi
    phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới
    trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào
    tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt
    Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt
    Nam. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học
    và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu.
    Ở nước ta, ngành khoa học Việt Nam học xuất hiện chậm hơn sơ với khá nhiều nước trên thế
    giới. Trong khi từ năm 1990, những người nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản đã thành lập Hội Việt
    Nam học, đến nay Hội Việt Nam học đã được tổ chức ở nhiều nước như ở Hàn Quốc, ở Bắc Mỹ,
    hay mô hình EuroViet ở Châu Âu thì ở nước ta Việt Nam học chỉ thực sự được nhiều người quan
    tâm từ sau Hội thảo quốc tế I về Việt Nam học, diễn ra vào năm 1998 tại Hà Nội.
    Về mục đích đào tạo, Việt Nam học hướng tới người nước ngoài có nhu cầu tiếp cận để tạo
    cơ hội làm ăn. Với đối tượng trong nước, Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức
    xã hội về Việt Nam. Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã
    hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ Vì thế, đào tạo ngành Việt Nam học
    không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn góp phần đào tạo
    một số lượng đáng kể các chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên thế giới phục vụ chiến
    lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
    Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên người nước ngoài theo học ngành
    Việt Nam học tại Việt Nam cho thấy sự quan tâm của họ đối với Việt Nam, và vị thế của Việt Nam
    dần được khẳng định. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu động cơ chọn học ngành Việt Nam học của
    sinh viên người nước ngoài tại TPHCM là việc làm cần thiết.
    Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: động cơ học tập của sinh viên là một yếu tố tâm
    lý quy định sự lựa chọn, định hướng và duy trì hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những tri thức
    khoa học, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, góp phần hình thành và hòan thiện nhân cách người sinh viên. Động cơ vừa là mục đích, vừa là yếu tố thúc đẩy hoạt động học
    tập.

    2. Mục đích nghiên cứu

    * Khảo sát động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM.
    * Trên cơ sở khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt
    Nam học cho sinh viên người nước ngoài.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu


    * Sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TPHCM.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    * Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    * Đa số sinh viên người nước ngoài chọn học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ động cơ tích cực.
    * Động cơ học tập tốt ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài:


    * Động cơ, động cơ học tập
    * Đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên
    * Ngành Việt Nam học

    5.2. Nghiên cứu thực trạng

    * Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài
    * Mối liên hệ giữa động cơ và hiệu quả học tập
    * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên nam và nữ.
    * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các khối lớp.
    * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các nước khác nhau: Hàn Quốc, Nhật Bản và nhóm các
    nước khác (gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ).

    5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Trong đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
    * Nhóm phương pháp lý luận:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng hợp tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
    * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm mục đích làm rõ những ý nghĩ, động cơ của sinh viên
    người nước ngoài khi chọn ngành Việt Nam học.
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Nhằm làm rõ thực trạng về các động cơ của
    sinh viên người nước ngoài.
    Dụng cụ nghiên cứu là bảng thăm dò ý kiến được tiến hành qua hai giai đoạn:
    + Giai đọan 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứu tiến hành
    sọan thảo bảng thăm dò mở gồm 7 câu hỏi:
    Câu 1: Lí do bạn chọn học ngành Việt Nam học?
    Câu 2: Động cơ học tập hiện nay của bạn là gì?
    Câu 3: Bạn có kế hoạch học tập như thế nào?
    Câu 4: Những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình học?
    Câu 5: Bạn đang có nhu cầu học tập hàng đầu về vấn đề nào?
    Câu 6: Mục đích học ngành Việt Nam học ở trường của bạn là gì?
    Câu 7: Bạn thường đến lớp vì lí do gì?
    Phiếu này được phát cho 60 sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học Xã
    hội và Nhân văn TPHCM trả lời. Sau khi thu về, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời
    trong từng câu hỏi theo phương pháp phân tích nội dung.
    + Giai đọan 2: Từ kết qủa thăm dò mở, tiếp tục tham khảo các công trình nghiên cứu trước
    và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm dò chính thức gồm
    10 phần, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu (xin xem phần phụ lục).
    Phần 1: Lí do chọn học ngành Việt Nam học.
    Phần 2: Động cơ học tập hiện nay.
    Phần 3: Kế hoạch học tập.
    Phần 4: Khó khăn trong quá trình học tập.
    Phần 5: Nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay.
    Phần 6: Mục đích học tập.
    Phần 7: Kết quả học tập học kì vừa qua
    Phần 8: Lí do đến lớp.
    Phần 9: Hứng thú học tập. Phần 10: Hành vi học tập.
    Việc phát và thu thập số liệu ở giai đoạn 2 được tiến hành như sau:
    Người nghiên cứu chọn tòan bộ sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài thuộc trường Đại
    học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm khách thể nghiên cứu của đề tài, được chia cho cả nam và nữ
    và cho cả 4 năm: I, II, III, IV.
    Việc phát và thu việc được thực hiện thông qua thư ký và giảng viên của Bộ môn Việt Nam học.
    Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không đúng quy cách, mẫu nghiên cứu sử dụng trong đề tài là
    104 sinh viên người nước ngoài thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.
    - Phương pháp tóan thống kê: Xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Wins 11.5. Tính
    tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm Chi-square, tính hệ số
    tương quan, xếp thứ hạng.

    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    * Giới hạn về không gian nghiên cứu: Do tại TPHCM, chỉ có trường Đại học Khoa Học Xã
    Hội & Nhân Văn có đào tạo ngành Việt Nam học cho đối tượng sinh viên người nước ngoài, nên
    chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường này.
    * Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về động cơ chọn học
    ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
    hiệu quả đào tạo.

    8. Kế hoạch nghiên cứu

    * Tháng 09/2009:
    + Đọc tài liệu, chọn đề tài
    + Viết đề cương nghiên cứu
    * Tháng 10-11/2009:
    + Hoàn thành cơ sở lý luận
    * Tháng 12/2009:
    + Phát phiếu câu hỏi mở sơ khởi, để xây dựng bảng câu hỏi chính thức
    * Tháng 01/2010:
    + Xây dựng bảng câu hỏi chính thức
    * Tháng 02-03/2010:
    + Phát phiếu điều tra, thu thập và xử lí số liệu
    * Tháng 04-05/2010:
    + Trên cơ sở số liệu thu thập được, viết lời bình
    * Tháng 06-08/2010:
    + Hoàn chỉnh luận văn, chỉnh sửa theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...