Tiểu Luận Đồng chí hãy phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và làm rõ mối

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồng chí hãy phân tích: Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và làm rõ mối quan hệ, xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế đó.


    1. Cơ sở thực tiễn và lý luận của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
    - Chính sách kinh tế nhiều thành phần được đề ra từ Đại hội VI đến các kỳ Đại hội VII, XI, X gần đây của Đảng. Nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất lỹ thuật còn yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suất lao động thấp, phân công lao động và SX hàng hóa chưa phát triển. Tuy nhiên Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng đã chỉ rõ: xã hội mà chúng ta sẽ xây dựng là một XH do dân làm chủ có nền kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở vật chất hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu và không còn chế độ bóc lột bất công. Như vậy, xuất phát điểm của nước ta khi đi lên CNXH - khác với các nước tư bản - là các cơ sở vật chất hiện đại hầu như chưa có gì nhưng chúng ta không thể ngồi chờ mà phải tự làm lấy theo phương thức của ta : đó là phải có bước chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì mới thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH trong bối cảnh bỏ qua bước phát triển TBCN. Các thành phần kinh tế tiến hành SX hàng hóa tuy có bản chất khác nhau nhưng đều là bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung cầu, tiền tệ giá cả chung , vì vậy giữa các thành phần kinh tế vừa có sự hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau và nhờ vậy nó thúc đẩy quá trình phát triển.
    Sau khi nghiên cứu các thành phần kinh tế, chúng ta thấy rằng phát triển kinh tế nhiều thành phần không chỉ là vấn đề riêng biệt của nước ta hay các nước XHCN mà tất cả các nước trên thế giới đều có. Thực tế cho thấy không thể xây dựng đất nước chỉ dựa vào một hoặc 2 thành phần kinh tế, 1 hoặc 2 hình thức sở hữu nào. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của phát triển của lực lượng sản xuất. Căn cứ vào thực tiễn nước ta, Nghị quyết đại hội VI đã chỉ rõ: “phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” chính sách này nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, từng người lao động để phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
    Đó cũng chính là Đảng ta vận dụng chính sách kinh tế mới của Lênin trong việc sử dụng những hình thức trung gian quá độ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khắc phục khuyết điểm trước đây là muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể phi xã hội chủ nghĩa,sớm có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, theo cách hiểu giản đơn. Vậy cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và mối quan hệ xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế đó như thế nào?
    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong đó kết cấu kinh tế nhiều thành phần xã hội vừa bao hàm yếu tố xã hội cũ đang suy thoái dần, vừa bao hàm yếu tố xã hội mới ra đời đang lớn lên từng bước,nhưng chưa giành toàn thắng, điều đó nghĩa là nó mang tính chất quá độ. Quá độ nghĩa là gì? Vận dụng quy luật này vào phát triển kinh tế có phải trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng phải thừa nhận điều đó. Lênin cũng chỉ ra rằng ở các nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phổ biến có ba thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ. Vận dụng tư tưởng của Lénin vào điều kiện cụ thể của đất nước ta, Đảng ta đã khẳng định nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa : kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự tồn tại các thành phần kinh tế trên ở nước ta là tất yếu, bởi sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì một đòi hỏi khách quan phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể hình thành là cơ sở kinh tế cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh, do lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều ở cơ sở vùng cơ sở ngành do tính chất quá độ từ một nước thuộc địa nữa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nước ta tất yếu phải còn kinh tế tư nhân kinh tế cá thể của nông dân thợ thủ công, người làm dịch vụ xu hướng chung cơ sở thành phần phải được cải biến nhưng không thể chuyển đổi hay xóa bỏ các thành phần kinh tế một cách chủ quan duy ý chí mà phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của từng ngành nghề mà hình thành quan hệ sản xuất từ thấp đến cao với đa dạng về sở hữu, việc cải biến các thành phần kinh tế tư nhân phải xuất phát từ yêu cầu trình độ xã hội hóa sản xuất, tùy thuộc vào khả năng quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, khi chính quyền nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì việc xóa bỏ các thành phần kinh tế không phải là khó. Nhưng khó là sau khi tư liệu sản xuất về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ sử dụng tốt hơn và hiệu quả hơn, làm cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường và gắn với việc phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất, làm cho kinh tế tăng trưởng. Do chính sách cải tạo xã hội cũ đã nảy sinh những thành phần kinh tế mới(kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Do yêu cầu xây dựng xã hội mới, sự tồn tại của các thành phần kinh tế góp phần hạn chế tình trạng độc quyền, từ đó tạo sự cạnh tranh, đó là động cơ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Mặt khác, chỉ có kinh tế quốc doanh kinh tế tập thể chưa đủ khả năng thay thế các thành phần kinh tế khác. Nằm phát triển kinh tế có hiệu quả, làm ra nhiều vật chất của cải cho xã hội.
    Do vậy, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật tất yếu, nó vừa là phương tiện để đạt mục đích của nền kinh tế xã hội. Vừa là cơ sở cho các chủ thể kinh tế,vừa bảo đảm kết hợp hài hòa hệ thống lợi ích kinh tế. Đó chính là động lực của sự phát triển, có tác dụng mở đường cho các thành phần kinh tế phát triển là sự cởi trói của sản xuất, khai thác được mọi tiềm năng, kích thích được mọi nguồn nhân tài, vật lực, chất xám góp phần phát triển sản xuất tạo nhiều của cải cho xã hội,giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong lúc nhà nước chưa đủ điều kiện để thu hút mọi lực lượng lao động xã hội. Việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những góp sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, phát triển lực lượng sản xuất trong nước mà còn phát huy được sức mạnh kinh tế, tranh thủ sự đầu tư, hợp tác quốc tế, khắc phục tình trạng biệt lập kinh tế của nước ta với nền kinh tế thế giới, giải quyết công ăn việc làm mở rộng ngành nghề trong nước khai thác tốt mọi hàng hóa mũi nhọn xuất khẩu có hiệu quả, tận dụng thế mạnh của đất nước. Như vậy, sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần vừa là chiến lược kinh tế lâu dài, vừa là cơ sở thực hiện chiến lược xã hội, xóa dần mặc cảm ngoài biên chế của một số thành phần kinh tế. Nhà nước giải quyết được nạn thất nghiệp và sự luyến tiếc cơ chế bao cấp. Chúng ta thừa nhận và khẳng định trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là tất yếu khách quan, là đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ. Song trên thực tế chúng ta lại chủ trương sớm xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần bằng làn sóng quốc doanh hóa, tập thể hóa và tạo bức tường ngăn cách giữa kinh tế xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế khác chúng ta đã vi phạm quy luật khách quan và trái với lý luận của chủ nghĩa Mác Lénin dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, các tiềm năng kinh tế của đất nước không được khai thác, lực lượng sản xuất của xã hội bị lãng phí nghiêm trọng, sự phát triển của kinh tế hàng hóa bị kìm hãm, đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế -xã hội, nhân dân giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Đảng ta đã nhận thức được sự sai lầm và chủ trương chuyển hướng chiến lược đổi mới kinh tế Đất nước bắt đầu từ Đại hội VI. Đổi mới kinh tế không chỉ là sự thừa nhận việc tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế, mà còn phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Trong mỗi thành phần kinh tế đều có những đặc điểm riêng.
    2. Mối quan hệ, xu hướng phát triển của các thành phần KT đó
    a. Các thành phần kinh tế và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế :
    - Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất bao gồm doanh nghiệp nhà nước, ngân sách, tín dụng, ngân hàng nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các bảo hiểm nhà nước, cơ sở vật chất của quốc phòng, an ninh và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
    - Kinh tế tập thể dựa trên loại hình sở hữu về tập thể tư liệu sản xuất và cùng với kinh tế quốc doanh là nền tảng của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa.
    - Kinh tế cá thể tiểu chủ dựa trên hình thức cá thể về tư liệu sản xuất. -
    - Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê.
    - Kinh tế tư bản nhà nước giống tư bản tư nhân nhưng lợi nhuận chia theo cổ phần.
    - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do tư bản ngoài nước đầu tư hoàn toàn hình thức bóc lột rất tinh vi. Trên thực tế các thành phần kinh tế có mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau,vừa đan xen vừa đấu tranh với nhau để cùng tồn tại; xu hướng đan kết sẽ hình thành các loại hình hỗn hợp với hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng như tập đoàn cà phê, tập đoàn xuất khẩu lúa gạo, dầu lửa mía đường để đủ sức mạnh cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài trong điều kiện mở cửa.Hình thức quá độ của kinh tế tư bản nhà nước dựa trên cơ sở hỗn hợp về sở hữu tư liệu sản xuất được nhà nước sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất có lợi cho chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, kinh tế gia đình không phải là một thành phần kinh tế nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế các hộ gia đình ở nước ta, nó cần phải được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên những sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Trong nền kinh tế đó, kinh tế quốc doanh là chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế quốc gia, kinh tế tư nhân kinh tế cá thể được mở rộng sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề và tăng cường sức mạnh của kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể để làm tấm gương hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xác lập phổ biến kinh tế xã hội chủ nghĩa sự chuyển hóa vận động của nền kinh tế nhiều thành phần trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội diễn ra bằng nhiều hình thức phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, nhằm phát triển sản xuất có hiệu quả. Vai trò nhà nước là nhân tố quan trọng bảo đảm cho định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế hàng hóa trong các chính sách kinh tế và pháp luật, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
    b. Xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế Đối với kinh tế quốc doanh là thành phần kinh tế nòng cốt của nền kinh tế đã đóng góp đáng kể vào sự ổn định phát triển kinh tế đất nước. Do quan niệm không đúng, dẫn đến quốc hữu hóa, tập thể hóa, quốc doanh hóa tràn lan ào ạt, do thực hiện cơ chế bao cấp, đầu tư nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật mà hiệu quả không cao. Trước tình hình chuyển đổi cơ chế kinh tế mới có khuynh hướng coi nhẹ vai trò kinh tế quốc doanh muốn tư nhân hóa hoặc có khuynh hướng bảo thủ muốn duy trì kinh tế quốc doanh không mạnh dạn sắp xếp lại cho hợp lý. Từ những bài học thất bại ở các nước Đông Âu và kinh nghiệm các nước tư bản cần khẳng định phải củng cố kinh tế quốc doanh vững mạnh trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh phải nắm những ngành trọng yếu bảo đảm cho các thành phần kinh tế khác hoạt động,khi mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng đầu tư kinh doanh vào các ngành có lợi cho quốc kế dân sinh, giải quyết quyền sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất bằng cách chọn các hình thức thích hợp. Những đơn vị thua lỗ kéo dài phải chuyển hình thức khác bằng cách cho thuê hoặc giải thể. Cần phải đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh trên cơ sở đảm bảo sự tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế cho người lao động, có đầy đủ khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.
    Kinh tế tập thể có vai trò quan trọng cần được củng cố đổi mới về phương thức nội dung hoạt động để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn và cùng với kinh tế quốc doanh làm nền tảng của nền kinh tế.
    Kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển trong các ngành kinh tế, các ngành nghề cả thành thị và nông thôn để phát huy tiềm năng sản xuất kinh doanh theo luật pháp và cải biến chúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội ổn định phát triển kinh tế; thành phần kinh tế tư nhân thực hiện tự chọn phương án sản xuất và theo lợi ích quốc kế dân sinh, phải cải tạo để sử dụng, sử dụng tốt hơn trong cải tạo là nhiệm vụ thường xuyên của cả thời kỳ quá độ. Đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ thông qua hợp tác hóa theo nguyên tắc cùng có lợi, tự nguyện dân chủ công khai, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng và cải tạo thông qua kinh tế tư bản nhà nước nó là hình thức quá độ có tính xã hội chủ nghĩa, trong điền sản xuất kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nó là bước tiến cao hơn sản xuất nhỏ phân tán cần phải sử dụng, không chỉ khai thác vốn, kỹ thuật mà còn tạo ra của cải và việc làm cho giai cấp công nhân,và là sự cần thiết để đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Quá trình sử dụng cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân phải bằng hình thức bước đi thích hợp gắn với quá trình tổ chức lại nền sản xuất xã hội mới: bảo đảm hình thành một nền kinh tế thống nhất trong cả nước, việc liên kết liên doanh các thành phần kinh tế các hình thức tổ chức sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế. Có thể hình dung quá trình chuyển từ nền kinh tế đa thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế quốc doanh phải đủ sức mạnh và có thực hiện điều tiết, hướng đi phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các thành phần kinh tế khác, sự lớn mạnh của kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ làm chuyển hóa dần vị trí vai trò tính chất của cá thể tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tóm lại trên cơ sở thực tế đất nước và cơ sở lý luận của Mác Lênin. Đảng ta khẳng định trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sự tồn tại của các thành phần kinh tế là tất yếu khách quan. Các thành phần kinh tế ấy tuy có mâu thuẫn với nhau nhưng lại thống nhất đan xen, đan kết đấu tranh để cùng tồn tại. Việc khẳng định sự tồn tại của các thành phần kinh tế chính là sự vận dụng đúng đắn mối quan hệ biện chứng quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất, trong thời kỳ quá độ nó còn khả năng to lớn tạo ra địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...