Tài liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Dân hiền, đất lành và mở rộng.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Đồng bằng sông Cửu Long: Dân hiền, đất lành và mở rộng.
    Tác giả, ông Bảy Nhị, là người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng quê An Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Những năm tháng tuổi trẻ, ông là người chiến sĩ gan dạ, kiên cường ”Xuồng ai đó bơi trong lau lách, Áo bà ba súng nách tay chèo ” (Tố Hữu)

    Bình minh trên sông nước Cửu Long
    Đồng bằng sông Cửu Long:
    Dân hiền, đất lành và mở rộng


    BBT.Tác giả, ông Bảy Nhị, là người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng quê An Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Những năm tháng tuổi trẻ, ông là người chiến sĩ gan dạ, kiên cường ”Xuồng ai đó bơi trong lau lách, Áo bà ba súng nách tay chèo ” (Tố Hữu). Sau đó, ông trở thành cán bộ lãnh đạo của tỉnh An Giang, nhiều năm là Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh. Với tư duy sắc sảo và nhạy bén, cách tổ chức thực hiện mạnh dạn và quyết đoán, ông đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của An Giang. Từ khi nghỉ hưu, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội. Bài viết của ông trên các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện những tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước, những phân tích và phê phán thẳng thắn, những kiến giải mang tính thuyết phục cao. Xin trân trọng chuyển đến bạn đọc một bài viết của ông.
    o
    o o
    Dân số đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chiếm 21% và đất đai chiếm 12% so cả nước. Ðất nông nghiệp chiếm 75% đất tự nhiên của vùng và bằng 31% đất nông nghiệp của cả nước. Sản lượng lúa hàng năm toàn vùng chiếm trên 51% sản lượng cả nước. Hàng năm cả nước xuất khẩu (XK) trên dưới 4 triệu tấn gạo đều từ nguồn dư thừa ở ÐBSCL. Ðó là chưa kể đến sản lượng cá nuôi nước ngọt và trái cây có sản lượng cũng nhất nước. Riêng con cá tra XK năm 2008 thu về 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, nguồn hải sản và trữ lượng dầu khí vùng biển phía Nam mà ta đang khai thác là tài sản quí gía mà không phải quốc gia nào cùng có. Dưới chế độ thuộc địa, năm 1937, sản lượng lúa ÐBSCL 2.200.000 tấn, xuất khẩu 1.548.000 tấn. Nhà kinh tế Paul Bernard nhận xét: Nhờ đóng góp lương thực của tòan vùng mà đủ đài thọ cho toàn bộ bộ máy cai trị, kể cả quân đội của thực dân Pháp tòan cỏi Ðông dương. Nói thế để thấy vùng đất này thiên nhiên ưu đãi và giá trị kinh tế là như thế nào. Nhưng phạm vi bài này xin được nói về con người ở vùng đất này với vài khía cạnh mà người viết nhận biết.
    Dân nông thôn ÐBSCL chiếm tỷ lệ cao so cả nước (76%/74%) nếu tính dân đô thị vẫn còn “chân phèn” hoặc còn “cái đuôi nông dân” thì nói dân trong vùng hầu hết là nông dân là không sai. Lịch sử hình thành cư dân ở đây là lịch sử khai hoang mở cõi chớ không phải chiến tranh mở rộng lãnh thổ như những vùng đất khác và những quốc gia khác trong quá trình phát triển và tồn tại. Và, nó cũng rất mới mẽ - 310 năm kể từ ngày Chúa Nguyễn cho cắt đặt Dinh, Trấn. Hàng năm được bồi đấp hàng tỷ tấn phù sa từ con sông dài trên 4.000 cây số và do đó đất liền cũng tự nhiên nở ra hàng chục mét lấn biển. Những đặc điểm này, tự nó nói lên: Ở đây dân hiền, đất lành và hàng năm được mở rộng. Lịch sử trên 3 thế kỷ, chỉ có người tứ xứ đến đây, kể cả bên Tàu thời nhà Thanh đến định cư lập nghiệp chớ người ở đây chưa đi đâu theo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...