Luận Văn Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:
    Dưới triều Nguyễn, vào nửa đầu thế kỷ XIX, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu. Để đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp tồn tại và phát triển thì vấn đề ruộng đất là một trong những yếu tố quyết định.
    Được thiết lập vào năm 1802, trong bối cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh, kinh tế nông nghiệp bị đình trệ, ruộng đất bỏ hoang, nhân dân xiêu tán khắp nơi, xã hội rối loạn, an ninh quốc phòng chưa được củng cố vững chắc, đặc biệt ở các vùng biên viễn. Trước thực tế đó, triều Nguyễn đã thực thi những chính sách lớn, nhằm khôi phục ản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nông dân, ổn định xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Một trong những chính sách quan trọng đó là khai hoang, lập đồn điền.
    Nam kỳ, là một trong những khu vực được chính quyền nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm trong việc khai hoang, lập đồn điền. Bởi vì, cho tới đầu thế kỷ XIX, Nam kỳ là khu vực có đất đai trù phú, màu mỡ, nhưng lại chưa khai thác được nhiều. Bên cạnh đó, dân cư ở đây lại còn thưa thớt. Nam kỳ còn là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, có đường biên giới giáp với Campuchia và vịnh Thái Lan.
    Nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ nửa đầu thế kỷ XIX, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hon về tình hình kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, qua đó đánh giá một cách khách quan về vai trò của triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc thông qua đánh giá vai trò của việc khai hoang, lập đồn điền ở Nam kỳ.
    Qua việc nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ, giúp chúng ta tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa đồn điền ở Nam kỳ với đồn điền ở Bắc và Trung kỳ.
    Xuất phát từ những mục đích trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Vấn đề khai hoang dưới triều Nguyễn cũng như việc lập đồn điền nói chung trong lịch sử dân tộc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Trong đó, các nguồn sử liệu về công cuộc khẩn hoang nói chung và khẩn hoang theo hình thức lập đồn điền nói riêng khá đa dạng. Qua quá trình thống kê và sưu tầm tư liệu tôi thấy có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn.
    Bộ Đại Nam thực lục, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, NXB Giáo dục, năm 2007. Đây là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn, gồm phần tiền biên và chính biên. Tác phẩm cung cấp những tư liệu lịch sử dưới triều Nguyễn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nội dung của công cuộc khai hoang lập đồn điền cũng được nhắc đến cụ thể, đặc biệt ở vùng đất Nam kỳ. Tuy nhiên do viết theo lối biên niên nên những vấn đề nghiên cứu nằm rải rác không theo hệ thống.
    Bộ Quốc triều chính biên toát yếu, NXB thuận Hóa, Huế, năm 1998. Nội dung của bộ sách này ghi lại những sự kiện lớn dưới các triều triều vua Nguyễn ở mức độ khái quát. Trong đó có đề cập đến những chính sách khai hoang lập đồn điền ở vùng đất Nam kỳ mà chủ yếu là dưới triều vua Minh Mạng và Tự Đức.
    Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ do Nội các triều Nguyễn biên soạn, NXB Thuận Hóa, năm 2004. Đây là bộ sách ghi chép khá đầy đủ các sự kiện chính từ đời vua Gia Long đến vua Duy Tân. Trong đó có đề cập tới chính sách lập đồn điền ở Nam kỳ.
    Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, các nhà sử học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ruộng đất và công cuộc khẩn hoang của triều Nguyễn.
    Năm 1960, tác giả Phan Huy Lê đã cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” tập 3 của NXB Giáo dục. Tác phẩm đã khái quát lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Trong đó có giới thiệu về quá trình khai phá vùng đất phía Nam của nước ta từ thời nhà Trần, Hồ, Lê sơ, Lê – Trịnh đến nhà Nguyễn. Tuy Nhiên việc lập đồn điền chỉ được tìm hiểu kỹ ở thời kỳ Lê – Trịnh và chúa Nguyễn.
    Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 53/1963, tác giả Chu Thiên cũng giới thiệu bài viết “Chính sách khai hoang dưới triều Nguyễn”. Tác giả đề cập đến chính sách khẩn hoang từ thời kỳ Nguyễn Ánh chiếm giữ Gia Định đến thời kỳ trị vì của vua Tự Đức. Trong các hình thức khai hoang có hình thức đồn điền và kết quả của nó ở mức độ khái quát nhất.
    Tác giả Nguyễn Thế Anh, năm 1971 cho công bố tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của NXB Sài Gòn. Nội dung cuốn sách giới thiệu về đời sống kinh tế và xã hội của triều Nguyễn, cũng như những tác động của nó đến tình hình chính trị đương thời. Trong đó, vấn đề lập đồn điền và ý nghĩa của nó được tác giả nhấn mạnh trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng.
    Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập thì các nhà nghiên cứu cũng có điều kiện để tìm hiểu về nhà Nguyễn cũng như các vấn đề liên quan tới vương triều này. Vì vậy mà các công trình nghiên cứu rất da dạng.
    Năm 1979, tác giả Vũ Huy Phúc giới thiệu tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX “của NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong đó việc thành lập đồn điền ở nửa đầu thế kỷ XIX được trình bày theo các giai đoạn cùng với quá trình trị vì của bốn vị vua đầu triều Nguyễn. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đề cập cụ thể cả địa điểm lập đồn điền, lực lượng lao động và kết quả sản xuất trong các đồn điền. Tuy nhiên tác phẩm trình bày rải rác việc lập đồn điền trên toàn quốc còn ở Nam kỳ thì mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu chưa đi vào chi tiết.
    Tới năm 1984, tác giả Sơn Nam đã cho xuất bản cuốn sách “Đất Gia Định xưa” của NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách giới thiệu về vùng đất Gia Định xưa trong thời kỳ từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XIX. Trong đó tác phẩm dành một phần trình bày về vị trí và ý nghĩa của việc lập đồn điền ở vùng đất Nam kỳ dưới triều Nguyễn.
    Trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2/1984, tác giả Huỳnh Lứa đã cho trình bày bài viết “Mấy nhận xét về cơ cấu sử dụng ruộng đất ở vùng Đồng Nai – Gia Định nửa đầu thế kỷ XIX”. Bài viết giới thiệu về lịch sử khai phá vùng đất Đồng Nai – Gia Định qua các thời kỳ lịch sử từ trước khi chúa Nguyễn tới cho đến thế kỷ XIX. Trong đó có trình bày khái quát về chính sách lập đồn điền của vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức ở Nam kỳ.
    Cũng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1984, tác giả Vũ Huy Phúc với bài viết “Đồn điền một loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp quan trọng nửa đầu thế kỷ XIX”. Bài viết đã đề cập đến việc lập đồn điền trong giai đoạn trước thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XIX từ 1802 – 1858. Dưới triều Nguyễn hình thức đồn điền được chia theo thời kỳ trị vì của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung nhấn mạnh về chính sách lập đồn điền của cả nước trên toàn quốc chưa đi sâu tìm hiểu ở Nam bộ.
    Cũng trong năm 1984, tác giả Trần Thị Thanh Thanh công bố tác phẩm “Quá trình khai phá vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII, XVIII” của NXB Đại học sự phạm Hà Nội. Tác phẩm đã trình bày khái quát lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ qua các giai đoạn khác nhau của chúa Nguyễn. Trong đó chương 1 có đề cập đến những tiềm năng để thành lập các đồn điền ở Nam bộ.
    Năm 1994, tác giả Trần Thị Thu Lương cho ra mắt tác phẩm “Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX” của NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm nghiên cứu việc sử dụng và canh tác ruộng đất ở Nam bộ dựa vào nguồn tư liệu địa bạ của triều Nguyễn. Do đó đề cập rất toàn diện về các loại ruộng đất ở khu vực Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX. Trong đó, tác giả có nhắc đến hình thức khẩn hoang lập đồn điền của triều Nguyễn và kết quả của nó thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước.
    Năm 1997, tập thể tác giả: Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Nguyễn Quang Trung Tuyến đã cho xuất bản tác phẩm “Tình hình nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn” của NXB Thuận Hóa. Tác phẩm giới thiệu toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp dưới triều Nguyễn từ công tác trị thủy, chính sách ruộng đất của nhà nước đến thực trạng nông thôn Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX. Trong phần 2, tác giả đề cập đến chính sách khai hoang phục hóa của nhà Nguyễn, quá trình thực hiện và kết quả. Trong đó, đồn điền được coi là một biện pháp khai hoang tích cực. Mặc dù vậy thông tin về đồn điền chỉ được trình bày một cách khái quát nhất là ở Nam kỳ.
    Năm 1999, tác giả Nguyễn Đình Đầu cho ra đời tác phẩm “Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh” của NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm thống kê các dạng ruộng đất công điền công thổ ở Nam kỳ trong đó có đồn điền. Tác giả tập trung nhấn mạnh mức thuế trong các đồn điền ở Nam kỳ mà người sản xuất phải đóng góp, còn các nội dung khác về đồn điền thì chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu.
    Năm 2000, tác giả Huỳnh Lứa đã công bố công trình “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ qua các thế kỷ XVII, XVIII, XIX” của NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác phẩm trình bày các chính sách khai hoang của chính quyền nhà nước trong suốt 3 thế kỷ ở Nam kỳ. Trong đó tác giả trình bày những chính sách lập đồn điền của Nguyễn Ánh mà sau này là vua Gia Long. Đồng thời thống kê kết quả của việc lập đồn điền ở Nam kỳ trong từng giai đoạn. Tuy nhiên đồn điền chỉ là một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của giả Huỳnh Lứa nên vấn đề chưa được khai thác nhiều.
    Năm 2002, tập thể tác giả Trần Bạch Đằng, Huỳnh Lứa, Lê Xuân Diệm cho xuất bản cuốn sách “Nam bộ đất và người” của NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm giới thiệu lịch sử hình thành và đời sống dân cư Nam bộ trong giai đoạn đầu khai phá lập làng cho đến thời kỳ đổi mới của đất nước. Trong tình hình nông nghiệp tác phẩm đề cập đến việc lập đồn điền của các vị vua Nguyễn ở thế kỷ XIX và những đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế của cả vùng.
    Năm 2007, tập thể các tác giả: Trần Thị Mai, Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hoàng Mai cũng cho ra mắt tác phẩm “Lịch sử Gia Định – Sài Gòn từ 1802 – 1875” của NXB Văn hóa Sài Gòn. Tác phẩm giới thiệu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của vùng đất Gia Định – Sài Gòn trong khoảng thời gian 73 năm dưới sự trị vì của các vị vua triều Nguyễn. Trong đó vấn đề lập đồn điền ở Gia Định – Sài Gòn được coi là một trong những biện pháp có ý nghĩa kinh tế – xã hội lớn lao. Tuy nhiên tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu vị trí và vai trò của việc lập đồn điền chứ chưa tìm hiểu sâu.
    Ngày mùng 4/5/2006, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học lịch sử Việt Nam về Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX. Năm 2009, các báo cáo của Hội thảo được in thành tập “Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX” của NXB Thế giới. Trong đó có rất nhiều bài viết về chính sách ruộng đất của nhà nước đối với vùng đất Nam kỳ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, nhưng không có bài viết nào nghiên cứu sâu về việc lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn.
    Năm 2009, tác giả Mai Tấn Phúc đã công bố công trình “Chính sách đồn điền dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)”. Tác phẩm khái quát chính sách đồn điền trong lịch sử phong kiến và tập trung nghiên cứu những quyết định thành lập đồn điền trong cả nước của các vị vua từ Gia Long đến Tự Đức. Do đó, chưa đi sâu nghiên cứu toàn bộ về việc lập đồn điền ở Nam kỳ trong nửa đầu thế kỷ XIX.
    Ngoài các tác phẩm kể trên thì vấn đề khai hoang lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn còn được đề cập rải rác trong các giáo trình đã được xuất bản như: Đại cương lịch sử Việt Nam tập1, do tác giả Trương Hữu Quýnh chủ biên và Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 của tác giả Đinh Xuân Lâm chủ biên của NXB Giáo dục, năm 2006. Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Lịch sử Việt Nam quyển 2, tập 2 của Nguyễn Phan Quang chủ biên
    Như vậy, trong các công trình nghiên cứu kể trên vấn đề lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ 1802 – 1858 mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát, đơn giản mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Do đó tôi mong muốn nghiên cứu vấn đề “Đồn điền nhà Nguyễn ở Nam kỳ từ 1802 đến 1858” một cách hệ thống và toàn diện dựa trên sự kế thừa thành quả của những người đi trước.
    3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    3.1 Đối tượng.
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu.
    Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ . Tức là địa bàn từ Bình Thuận tới mũi Cà Mau.
    Về thời gian: Khóa luận chỉ nghiên cứu sâu đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn trong giai đoạn từ 1802 đến 1858. Từ khi triều Nguyễn được thiết lập tới khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta.
    3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau:
    Khái quát về vùng đất Nam kỳ từ vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi để thấy được tiềm năng khai phá đất đai của khu vực này. Đây là nền tảng để nhà Nguyễn thi hành rộng rãi việc lập đồn điền ở Nam kỳ.
    Chính sách khai hoang, quy mô, hình thức, phương thức canh tác và kết quả trong các đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 – 1858. Từ đó làm nổi bật lên nét đặc trưng của hình thức khai hoang lập đồn điền so với các hình thức khai hoang khác.
    Thông qua việc nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn rút ra các đặc điểm, đánh giá vai trò của đồn điền đối với tình hình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng triều Nguyễn.
    4. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu.
    nguồn tư liệu.
    Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các nguồn tư liệu chính sau:
    Tư liệu gốc : Bao gồm các bộ sử do Quóc sử quán triều Nguyễn biên soạn như : Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu,
    Nguồn tài liệu tham khảo : Đó là sách chuyên khảo về kinh tế triều Nguyễn, tạp chí Nghiên cứu lịch sử.
    Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, Tôi sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
    Bên cạnh đó, Tôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện để làm rõ tính khách quan khoa học của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
    5. Đóng góp của đề tài.
    Nghiên cứu đề tài “Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858” góp phần khôi phục lại hoạt động sản xuất trong các đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn qua đó đánh giá được nét tích cực và hạn chế trong chính sách khai hoang lập đồn điền của nhà Nguyễn.
    Đồng thời, những kết quả mà khóa luận nghiên cứu được sẽ là luận cứ cho những nhận định, đánh giá khách quan nhất về những đóng góp của nhà Nguyễn với lịch sử dân tộc mà đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
    Đề tài còn là nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử triều Nguyễn.
    6. Bố cục của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận chia làm ba chương với bố cục như sau:
    Chương 1: Khái quát về Nam kỳ
    Chương 2: Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858.
    Chương 3: Đặc điểm, vai trò của đồn điền đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1858.


    Mục lục

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài: 1
    2. Lịch sử nghiờn cứu vấn đề. 2
    3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiờn cứu của đề tài. 7
    4. Nguồn tư liệu và Phương phỏp nghiờn cứu. 8
    5. Đúng gúp của đề tài. 8
    6. Bố cục của đề tài 9
    NỘI DUNG 10
    Chương 1: Khái quát về Nam kỳ 10
    1.1. Vị trớ địa lý, địa hỡnh, đất đai. 10
    1.2. Sụng ngũi, khớ hậu. 13
    1.3. Dõn Cư – Xó hội. 15
    1.4 Quỏ trỡnh khai phỏ vựng đất Nam kỳ đến 1802. 19
    Chương 2: Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 25

    2.1. Khỏi quỏt về triều Nguyễn từ 1802 – 1858. 25
    2.1.1. Chớnh trị. 25
    2.1.2. Kinh tế: 28
    2.1.3. Xó hội 31
    2.2. Chớnh sỏch khai hoang lập đồn điền của triều Nguyễn từ 1802 – 1858. 33
    2.2.1. Thời Gia Long. 33
    2.2.2. Thời Minh Mạng. 35
    2.2.3. Thời Thiệu Trị 38
    2.2.4. Thời Tự Đức. 39

    2.3. Lực lượng lao động và địa điểmcủa cỏc đồn điền. 41
    2.3.1. lực lượng lao động. 41
    2.3.2. Địa bàn. 46
    2.4. Phương thức canh tỏc và chế dộ tụ thuế trong cỏc đồn điền. 48
    2.5. Phương thức sử dụng hoa lợi thu được. 53
    [B]Chương 3: Đặc điểm, vai trò của đồn điền đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh triều Nguyễn từ 1802 đến 1858. 59

    3.1. Đặc điểm. 59
    3.2. Vai trũ. 63
    3.2.1. Đối với kinh tế. 63
    3.2.2. Đối với xó hội. 66
    3.2.3. Đối với Quốc phũng, an ninh. 70
    [B]Kết luận 75

    [B]Tài liệu tham khảo 77
    [B]Phụ lục 81[/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...