Thạc Sĩ Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
    1.1 Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp đối với quá trình sản xuất.
    1.2 Sự cần thiết phải dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
    1.3 Cơ sở lý luận và vai trò của dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.
    Chương 2: THỰC TRẠNG DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC NHỮNG NĂM QUA
    2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và kết quả sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc những năm qua
    2.3. Những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước và một số kết quả thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trong thời gian qua
    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT VIỆC DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC
    3.1. Những quan điểm cơ bản
    3.2. Yêu cầu cần đạt được của việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
    3.3. Những giải pháp chính để dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
    Đất đai vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận, bởi trái đất của chúng ta rất lớn nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Lãnh thổ - đất đai của mọi quốc gia cũng chỉ là hữu hạn. Vì đất đai chỉ là hữu hạn cho nên điều quan trọng nhất là con người sử dụng tài sản nguồn lực này sao cho khoa học, hợp lý mang lại hiệu quả tốt nhất phục vụ cho chính con người, nhưng vẫn phải bảo vệ được môi trường tự nhiên, sinh thái, điều đó vừa là mục đích vừa là yêu cầu cần quan tâm của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới này.
    Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào SXNN, thì đất đai lại càng quý giá hơn. Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ một nước NN, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềm năng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai.
    Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện CNH, HĐH chúng ta phải giành đất SXNN cho công nghiệp- thương mại - dịch vụ phát triển. Do đó quỹ đất SXNN sẽ ngày càng bị thu hẹp, điều này trên thực tế đã và đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Mặt khác, để phát triển SXNN thì phải tập trung ruộng đất (dồn điền, đổi thửa) để sản xuất lớn nhằm phát huy hiệu quả quỹ đất NN trong điều kiện hiện nay. Hơn nữa, bản thân NN cũng phải hoà nhập cùng sự nghiệp CNH, HĐH. Do đó nhiệm vụ quan trọng của cả nước cần phải có chiến lược và những giải pháp thiết thực nhằm khai thác, sử dụng quỹ đất NN còn lại sao cho có hiệu quả nhất là điều đang được cả nước quan tâm chú ý. Trong những giải pháp đó có giải pháp cần đẩy nhanh việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) ruộng đất để phát triển SXNN theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân là hết sức cần thiết.
    Vĩnh Phúc là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau 16 năm thực hiện việc giao đất NN cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo tinh thần Nghị định 64/NĐ-CP, ngày 27.9.1993 của Chính phủ và Quyết định số 450 - QĐ/UB, ngày 19/5/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) bước đầu đã tạo tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong SXNN nói riêng . Thông qua việc giao đất đến hộ gia đình đã làm cho đất đai gắn kết với lao động, năng lực và sức sản xuất được giải phóng, SXNN phát triển một cách nhanh chóng. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, sau khi đất sản xuất được giao đến hộ gia đình, năng suất và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc tăng liên tục. Theo số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc cho thấy: “Sản lượng lương thực của tỉnh năm 1992 khi chưa thực hiện Nghị định 64/CP đạt 288.942 tấn, nhưng chỉ sau một năm giao ruộng đến hộ thì sản lượng lương thực của tỉnh năm 1994 đã đạt 294.472 tấn, năm 1995 đạt 329.782 tấn, tăng 40.840 tấn so với năm 1992” [9, tr.99]. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng, kinh tế khu vực nông thôn dần được hoàn thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và được cải thiện. Có được những thành tựu đó là nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc giao đất sản xuất đến hộ gia đình cá nhân ổn định lâu dài và chủ trương này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
    Vì vậy có thể khẳng định đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc giao đất SXNN đến hộ gia đình, cá nhân là hết sức phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1993 nói chung, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...