Luận Văn đờn ca tài tử nam bộ ở cà mau - bạc liêu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ Ở CÀ MAU- BẠC LIÊU


    BÁO CÁO KẾT QỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

    ĐỀ TÀI : ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ Ở CÀ MAU - BẠC LIÊU

    1- MỞ ĐẦU.

    Cà Mau và Bạc Liêu vốn dĩ là một địa giới hành chính chung từ Thời xa xưa, khi mà cái tên Bạc Liêu được trở thành là một tỉnh của Nam kỳ hồi năm 1882, xã hội của tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ cũng đã bắt đầu hình thành những nét riêng của mình trong lục tỉnh Nam kỳ. Từ ấy cho tới nay đã nhiều lần tách ra thành hai tỉnh Cà Mau -Bạc Liêu, rồi nhập lại thành Minh Hải và bây giờ là Cà Mau – Bạc Liêu. Tuy nhiên qua nhiều lần thay đổi như vậy về cơ cấu địa giới hành chính, cơ cấu phân vùng của mỗi giai đoạn có khác nhau, nhưng ở góc độ đặc trưng văn hóa, mà nhất là trong lĩnh vực đờn ca tài tử Nam Bộ của hai tỉnh và ngay cả trong vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn cơ bản có chung những điểm tương đồng. Chính vì lẽ đó mà người nghiên cứu đề tài nầy muốn tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề có liên quan về "đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu " nhằm khẳng định thêm về giá trị và sự trường tồn của đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau – Bạc Liêu đã qua, hiện tại và sắp tới.

    2-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

    Khi nói đến đặc trưng văn hóa nghệ thuật của Cà Mau- Bạc Liêu thì mọi người nghĩ ngay đến bài " Dạ Cổ Hoài Lang " của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, mà bài " Dạ Cổ Hoài Lang " được tạo nên từ dòng nhạc và phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ. Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật độc đáo, nó chính là một hình thái thuộc phạm trù ý thức xã hội, là kết quả của một quá trình hoạt động và tư duy, lao động sáng tạo, trên cơ sở kết tinh những tinh túy từ các giai điệu âm nhạc theo các dòng ngttời tứ xứ về vùng đất này khai hoang mở cõi và những tinh túy đó đựơc đặt trên cái nền vững chắc của các làn điệu dân ca, hò, vè trong dân gian của vùng đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu màu mỡ. Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau- Bạc Liêu chính là những lời giao duyên, biểu hiện những tình cảm sâu kín của con người, là nơi để gặp gỡ tạo nên niềm vui sau những ngày giờ lao động vất vả và trong những ngày vui, hội, lễ . Những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi người đều tất bật với việc lao động sản xuất, kinh doanh để cho bản thân mình và xã hội ngày càng giàu hơn. Quá trình ấy đất nước ta mở cửa để giao lưu với các thương trường trên thế giới, không ít người đã hình thành tâm lý sùng ngoại, hưởng thụ văn hóa tinh thần cũng bị lây lan từ tâm lý này. Vì vậy, trong thực tế có một số loại hình nghệ thuật, trong đó có loại hình Đờn ca tài tử Nam Bộ gần như bị bỏ quên và dần dần bị mai một trong đời sống thường nhật của con người. Trong khi đó, loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ ở nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác trên xứ sở Cà Mau – Bạc Liêu tuy trải qua những lúc thăng trầm nhưng vẫn vượt lên và hiện diện trong đời sống tinh thần của nhân dân, kể cả vùng nông thôn sâu và thành thị.

    Việc khôi phục và phát triển phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cà Mau – Bạc Liêu nói riêng còn rất nhiều khó khăn phức tạp. Bởi lẽ hiện nay việc sưu tầm biên tập về cội nguồn, về lý luận và hệ thống các bài bản trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ còn rất hạn hẹp và chưa tập hợp được sự thống nhất chung trong những vấn đề vừa đề cập. Việc tổ chức hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ chưa tạo được sức thuyết phục đối với người xem, chưa chú ý đến đào tạo hạt nhân phong trào, các mô hình mẫu, chưa có chính sách thỏa đáng đối với các nghệ nhân, chưa có một kế hoạch hoặc đề án giữ gìn và phát triển loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển rất nhanh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đối với việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa nghệ thuật dân tộc nói chung, loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau – Bạc Liêu nói riêng.

    Vì vậy việc nghiên cứu đề tài khoa học " Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau – Bạc Liêu " là hết sức cấp thiết cho trước mắt cũng như lâu dài, nhằm giữ gìn, phát huy sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cà Mau- Bạc Liêu nói riêng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

    3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

    Đến nay, việc tiếp cận nghiên cứu khoa học đề tài đờn ca tài tử Nam Bộ đã có một số công trình, nhưng khai thác ở các góc độ về điệu thức, thang âm và mối liên hệ giữa nhạc tài tử Nam Bộ với nghệ thuật sân khấu cải lương, chớ chưa nghiên cứu sâu đến loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ như là một loại hình sinh hoạt văn hóa để từ đó đưa ra những giải pháp khả thi cho việc bảo tồn, cải tiến và phát huy loại hình này trong xu thế chung của thời đại hôm nay và những thập kỷ tiếp theo, nhất là ở giai đoạn chuyển sang một thế kỷ mới - thế kỷ 2 1 "Văn hóa và khoa học ". Do vậy tác giả đề tài sẽ tham khảo những vấn đề có liên quan của các công trình trên để làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra trong đề tài của mình và nêu lên những giải pháp để cốt yếu làm sao cho loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau – Bạc Liêu không ngừng phát triển.

    4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

    - Làm rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ của loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ. Khẳng định vai trò, vị trí của loại hình nghệ thuật này trong đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức, chiến sĩ và nhân dân ở tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Từ đó tạo nên những mô hình mẫu ứng dụng, những giải pháp khả thi để giữ gìn, phát huy loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu.

    - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính chất lý luận về tính độc đáo của loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ vừa mang tính bác học, vừa

    mang tính dân gian, cũng là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân tộc phù hợp với tính đặc thù của vùng sông nước Cà Mau và Bạc Liêu.

    Nêu những đặc thù cơ bản về lịch sử tự nhiên và xã hội để dẫn đến việc hình thành loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung, Cà Mau- Bạc liêu nói riêng.

    Nêu thực trạng đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu trong quá trình hình thành và phát triển.

    Nêu những giải pháp bảo tồn, kế thừa, phát huy và phát triển đờn ca tài tử Nam Bộ hiện nay và sắp tới ở Cà Mau và Bạc Liêu.

    5- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

    Vì Đờn ca tài tử được nghiên cứu ở góc độ là một loại hình sinh hoạt văn hóa trong quần chúng nhân dân, nên đối tượng nghiên cứu là những nghệ nhân, những người tham gia hoạt động, hưởng thụ, sáng tạo trong phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu và đặc biệt là những địa phương trong hai tỉnh có phong trào đờn ca tài tử tốt nhất.

    Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là ở Cà Mau và Bạc Liêu. Do chiến tranh kéo dài và các tài liệu để lại rất hiếm hoi nên việc đánh giá, phân tích thực trạng chủ yếu vẫn là vùng nông thôn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, một vài sự kiện tiêu biểu ở vùng thành thị nơi địch tạm chiếm

    và thời kỳ sau 30 / 4 / 1975 cho tới nay.



    6- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

    Dựa vào những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lê nin về duy vật biên chứng, duy vật lịch sử, trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt là dựa vào nghị quyết đại hội VIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ". Đồng thời dựa vào lý thuyết về văn hóa học, dân tộc học, mỹ học, nghệ thuật học, lịch sử . Để nghiên cứu loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ.

    Đề tài được sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra xã hội học cùng với các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, phi thực nghiệm, khảo sát điền dã, sưu tập tư liệu . để làm sáng tỏ chủ đề mà đề tài đề cập đến.

    7-Ý NGHĨA KHOA HỌC.

    Nghiên cứu loại hình " Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu " là cơ sở cho quá trình nghiên cứu khoa học tiếp theo đối với các loại hình văn hóa dân gian, những sản phẩm văn hóa phi vật thể đã có lâu đời ở cà Mau và Bạc Liêu nhưng chưa được đề cập đến. Nó còn là mối quan hệ biện chứng trong dòng chảy của loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ ở các tỉnh từ xưa cho tới nay. Đó cũng sẽ là cơ sở để loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ khẳng định là một bộ phận của nền âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam.

    8-HIỆU QUẢ XÃ HỘI.

    Khi loại hình nghệ thuật này được củng cố, chấn chỉnh nâng lên về mọi mặt sẽ trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi con người ở Cà Mau, Bạc Liêu, từ đó sẽ tạo thành phong trào rộng khắp trong đời sống xã hội, làm cho con người vui tươi, phấn khởi, lạc quan, hăng hái trong lao động sản xuất, kinh doanh tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn và chắc chắn sẽ làm hạn chế những tệ nạn xã hội trong cuộc sống thường nhật.

    Ngoài ra còn giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý ở cấp vĩ mô cũng như vi mô có cách nhìn xác đáng hơn, để từ đó đề ra chiến lược, hướng phát triển lâu dài, chủ trương thích hợp và những chính sách thỏa đáng cho loại hình nghệ thuật " Đờn ca tài tử Nam Bộ ".



    9- KẾT CẤU ĐỀ TÀI GỒM CÓ:

    chương l : CỘI NGUỒN VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA LOẠI HÌNH NGHỆ

    THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ.

    chương 2: ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

    TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN CÀ MAU - BẠC NÊU.

    Chương 3 : GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KẾ THỪA, PHÁT HUY VÀ PHÁT

    TRIỂN LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM

    BỘ Ở CÀ MAU - BẠC LIÊU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...