Tiểu Luận đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái niệm:
    I.1. Chính trị:
    Chính trị là mối quan hệ lợi ích mà cơ bản nhất là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các nhóm xã hội và của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề quyền lực Nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội ở một trình độ phát triển và văn minh nhất định.
    (T.s Nguyễn Quốc Tuấn – Nhập môn chính trị học, NXB tổng hợp TP HCM, 2008)
    I.2. Xã hội học chính trị:
    Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu các các loại hình hoạt động xã hội của con người như văn hóa, tôn giáo, chiến tranh. Nó khác căn bản với chính trị ở chỗ không phải là các hoạt động của các chính khách mà ngiên cứu những hiện tượng chính trị trong xã hội thông qua những tương tác của các nhóm dân cư. Vì vậy , xã hội học chính trị còn được hiểu như là mối quan hệ giữa các cấu trúc - chức năng.
    Xã hội học chính trị là xã hội học về chính trị, là môn học nghiên cứu hình thức của các cấu trúc chính trị - xã hội.
    (T.s Vũ Quang Hà – Đề cương bài giảng Xã hội học chính trị)
    Xã hội học chính trị có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng, nhân quả xét về mặt nội dung lý luận với chính trị học.
    I.3. Chính trị học: là một bộ phận của khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị. Nó nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội như là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những quy luật và tính quy luật chung nhất trong các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia cũng như trong mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức liên quan tới việc hình thành, phát triển của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
    (Tập bài giảng chính trị học, NXB chính trị quốc gia, 2000)
    Với các vấn đề của chính trị, việc nghiên cứu nó với tư cách là nghiên cứu khoa học sẽ không dừng lại ở nghiên cứu chuyên biệt mà tất yếu phải mở rộng theo hướng liên ngành, theo quan điểm phức hợp, hệ thống, nhiều chiều. Do đó, Xã hội học chính trị sẽ là môn nghiên cứu liên ngành ( Triết học, Xã hội học, Chính trị học, .). Việc xác định đối tượng nghiên cứu chính trị của xã hội học chính trị còn là sự phân định sự khác biệt giữa xã hội học chính trị với các môn khoa học khác, nhất là với chính trị học.
    II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ
    II.1. Xã hội học chính trị nghiên cứu sự khát vọng mang tính xã hội của con người trong quá trình tham gia vào quyền lực nhà nước.
    II.2. Xã hội học chính trị nghiên cứu các hoạt động xã hội có liên quan tới lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp, đảng phái, dân tộc, quốc gia.
    II.3. Xã hội học chính trị nghiên cứu lịch sử phát triển của một xu hướng chính trị trong các giai đoạn được thể hiện qua phong tục tập quán, tôn giáo, nhà nước.
    II.4. Xã hội học chính trị nghiên cứu tính quy luật của các thể chế chính trị và chuẩn mực xã hội:
    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. T.s Vũ Quang Hà – Đề cương bài giảng Xã hội học chính trị.
    2. T.s Vũ Quang Hà (chủ biên), Th.S Nguyễn Thị Hồng Xoan – Xã hội học đại cương, NXB ĐH quốc gia Hà nội, 2003.
    3. T.s Nguyễn Quốc Tuấn – Nhập môn chính trị học, NXB tổng hợp TP HCM, 2008.
    4. Tập bài giảng chính trị học, NXB chính trị quốc gia, 2000
    5. Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An - Thể chế chính trị thế giới đương đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
    6. Học viện chính trị quốc gia tpHCM - Chính trị học những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - hành chính, 2009.
    7. Thanh Lê – Xã hội học chuyên biệt,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...