Tiểu Luận Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa.

    MỞ ĐẦU


    Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh
    hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân
    quốc tế, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc
    đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảng
    và nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương trong sáng,
    mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại.
    Đánh giá cao những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước
    đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh
    cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách toàn diện. Nhiều công
    trình khoa học nghiên cứu ở các cấp, ngành về Hồ Chí Minh đã được triển khai,
    nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học đã được tổ chức cả trong và ngoài nước.
    Tuy nhiên những thành tựu bước đầu còn khá khiêm tốn, điều này chưa đáp ứng
    được yêu cầu tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động cách mạng và hệ thống quan điểm,
    tư tưởng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các thế lực thù địch chống phá cách mạng
    Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình bóp méo về tư tưởng và những
    cống hiến lớn lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem lại hạnh
    phúc cho nhân dân. Do đó, để hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ
    Chí Minh, nhận thức đầy đủ về nội dung hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và vận
    dụng chúng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong bối cảnh
    hiện nay nhằm đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và từng bước củng cố, hình
    thành niềm tin về chủ nghĩa xã hội và giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng cho
    đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; chống lại các thế thế lực thù địch thì
    cần phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về Hồ Chí Minh. Đáp ứng
    yêu cầu đó, thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một khoa học mới ra đời, đó là Hồ Chí
    Minh học – khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Để khẳng định vị trí một khoa
    học độc lập thì vấn đề làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là vô cùng quan trọng bởi
    đối tượng nghiên cứu chính là tiêu chí để khẳng định đó là một khoa học độc lập,
    là cơ sở phân biệt khoa học này với khoa học khác.
    Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Đối tượng nghiên cứu của Hồ
    Chí Minh học” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
    NỘI DUNG

    Chương 1

    KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC



    1. Sự ra đời của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ Chí

    Minh học:

    Việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng

    ta thực hiện từ rất sớm, được thực hiện dưới nhiều hình thức trong từng thời kỳ

    cách mạng. Thực tế cho thấy, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người đã tỏa sáng

    trong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam, trở thành tài sản tinh thần quý báu

    của Đảng và dân tộc ta, soi đường, chỉ lối cho Đảng và dân tộc Việt Nam tiến lên

    giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

    Tại Đại hội lần thứ II (năm 1951), Đảng ta đã khẳng định: “ . Toàn Đảng

    hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch; sự

    học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh, và làm cho cách mạng đi

    mau đến thắng lợi hoàn toàn”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, toàn Đảng ra sức

    học tập tư tưởng, đạo đức của Người, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc,

    đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.

    Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1960), Tổng

    Bí thư Trường Chinh đã nói tới sự cấp thiết của tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ

    Chí Minh đối với sự nghiệp phục vụ nhân dân.

    Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại niềm tiếc thương vô

    hạn trong trái tim triệu triệu người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế. Trong

    Điếu văn tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9-9-1969 nêu rõ: Hồ Chủ

    tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào

    hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến

    lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác .

    Nghị quyết 195-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa III (6-3-1970) mở Cuộc vận

    động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Nghị

    quyết yêu cầu: “Tất cả các đảng viên phải tham gia lớp nghiên cứu các tác phẩm

    của Hồ Chủ tịch ”. Đây là lần đầu tiên trong Nghị quyết của mình, Đảng ta yêu

    cầu mọi đảng viên phải nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, coi đây là biện



    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996.
    2. Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử (xuất bản lần thứ
    hai), Nxb Chính trị quốc gia, H.2006
    2. Việt Nam hai mươi năm đổi mới , Nxb Chính trị quốc gia, H.2006
    3. Hội đồng Trung ương, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
    quốc gia, H.2008
    4. Bộ Giáo dục đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
    quốc gia, H.2010
    5. GS Trần Văn Giàu, Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị quốc gia,
    H.2008
    6. PGS.TS Nguyễn Khánh Bật, Những bài giảng về môn học Tư tưởng Hồ
    Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005
    7. GS. Song Thành, Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng lỗi lac, Nxb Lý luận
    Chính trị, H.2005
    8. GS. Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb
    Chính trị quốc gia, H.1997
    9. PGS. TS Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh,
    Nxb Chính trị quốc gia, H.2008
    10. GS. Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận
    chính trị, H.2005
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc (lần thứ
    VI, VII, VIII, IX, X, XI).
    12. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Đặc san Hồ Chí Minh học
    (số 1 – 2 năm 2011).
    13. Gs. Trần Thành, Đối tượng và phương pháp Hồ Chí Minh học (Tạp chí
    Lý luận chính trị, số tháng 2 năm 2008).
    14. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
    Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.1997.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...