Tiểu Luận Đối thủ cạnh tranh mp3 samsung

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
    A. CẠNH TRANH:
    I. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
    1. CẠNH TRANH:
    Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.
    2. XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
    Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
    Căn cứ vào mức độ thay thế sản phẩm, có thể phân biệt bốn loại đối thủ cạnh tranh:
    v Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: một doanh nghiệp xem đổi thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng khách hàng ở mức giá tương tự.
    v Đối thủ cạnh tranh cùng ngành: một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh tranh của họ là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm trong cùng một ngành.
    v Đối thủ cạnh tranh về công dụng: một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh tranh của mình một cách rộng hơn nữa như tất cả các doanh nghiệp cung ứng cùng một dịch vụ.
    v Đối thủ cạnh tranh chung: một doanh nghiệp có thể xem các đối thủ cạnh tranh còn rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của cùng một khách hành.
    3. LOẠI CẠNH TRANH:
    Có 5 loại cạnh tranh:
    v Độc quyền thuần túy: khi được coi là độc quyền thuần túy khi sản phẩm của doanh nghiệp đó chỉ có một trên thị trường hoặc được sự bảo hộ tại thị trường mà nó đang tồn tại.
    v Ít cạnh tranh thuần túy: một vài đối tượng sản xuất cùng sản phẩm mà các sản phẩm đó không có sự khác biệt nhiều và chúng rất nhạy cảm về giá
    v Ít cạnh tranh khác biệt: một số ít doanh nghiệp sản xuất cùng ngành sản phẩm mà có sự khác biệt về sản phẩm mà bên doanh nghiệp này có mà bên doanh nghiệp kia lại không.
    v Cạnh tranh độc quyền: được xác định khi doanh nghiệp đó độc quyền về phân phối nhưng vẫn có đối thủ cạnh tranh
    v Cạnh tranh thuần túy
    4. QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CẠNH TRANH
    Quan điểm thị trương cạnh tranh mở tầm nhìn công ty đến một loạt các đối thủ hiển nhiên, rộng lớn và kích thích việc hoạch định kế hoạch thị trường chiến lược lâu dài hơn, thay vì quan sát các công ty sản xuất cùng một sản phẩm ,chúng ta có thể nhìn vào các công ty thỏa mãn cùng một nhu cầu khách hàng hay phục vụ cùng một nhóm khách hàng.
    5. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA ĐỐI THỦ
    Các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh bao gồm:
    v Những mục tiêu tài chánh
    v Thái độ đối với sự mạo hiểm
    v Những giá trị hay niềm tin kinh tế hay phi kinh tế
    v Cơ cấu tổ chức,thành phần ban quản trị

    II. ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA ĐỐI THỦ
    Phải thu thập những dữ liệu quan trọng về tình hình kinh doanh của họ:thị phần,lợi nhuận,tái đầu tư,đầu tư mới
    Điểm mạnh và điểm yếu được xếp theo những thang bậc khác nhau để dễ dàng đưa ra các chiến lược cạnh tranh khác nhau.
    Các vấn đề cân đánh giá: Sức mạnh tài chính, khách hàng,chất lượng,chủng loại sản phẩm,hỗ trợ kỹ thuật ,đội ngũ bán hàng.
    Để đánh giá được sức mạnh của đối thủ cần thiết lập hệ thống tình báo.
    Các kiểu phản ứng của đối thủ:
    v Đối thủ bỏ qua :một số đối thủ không phản ứng nhanh hay mạnh mẽ đối với hoạt động của địch thủ.
    v Đối thủ chọn lọc: đối thủ chỉ phản ứng với một vài cú tấn công và không để ý đến các dạng khác.
    v Đối thủ như hổ: Đối thủ phản ứng nhanh,mạnh với bất kỳ tiến công nào trên phần đất của họ.
    Đối thủ ngẫu nhiên: một số đối thủ không cho thấy kiểu phản ứng nào đoán được :có thể hoặc không trả đũa ,không có cách nào để tiên liệu họ sẽ làm gì.

    B. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MÁY MP3 CỦA SAMSUNG:
    I. CÁC LOẠI CỦA ĐỐI THỦ CỦA SAMSUNG:
    1. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VỀ NHÃN HIỆU:
    Xác định đối thủ về nhãn hiệu tức là đối thủ trực tiếp về sản xuất máy nghe nhạc mp3 của Samsung, ta biết đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu là một doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và các dịch vụ tương ứng cho cùng một khách hàng.
    Thị trường máy nghe nhạc số hiện nay có sự góp mặt của nhiều hàng sản xuất, nhưng nhìn một cách tổng thể thì khu vườn này mới chỉ được xây dựng bởi vài hãng sản xuất máy nghe nhạc nổi tiếng, còn những hãng nhỏ chỉ như cây cỏ làm đẹp thêm cho vườn hoa:

    v iPod: Apple là hãng máy tính của Mỹ nhưng danh tiếng của họ đã mở rộng ra khắp toàn cầu với nhãn hiệu iPod. Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, iPod là nhãn hiệu máy nghe nhạc số một và khó có thể thay thế. Tuy nhiên, tại Nhật Bản và Hàn Quốc, dân chơi chẳng mấy bận tâm tới cái tên này. Theo các nhà phân tích, sự khác biệt giữa hai thái cực trên chủ yếu dựa vào chính sách của Apple đối với mỗi thị trường, như là quyền ưu tiên, chương trình quảng cáo, nội dung iTunes có mang tính địa phương hay không và giá cả cạnh tranh đến mức nào.
    v Creative: của Singapore năm nay không nổi như năm ngoái vì doanh số của hãng tại một số thị trường đã giảm. Creative có cả máy nghe nhạc sử dụng bộ nhớ flash và máy nghe nhạc dùng ổ cứng. Về thiết kế thì Creative vẫn chưa đạt được “đẳng cấp” mà Apple có được, nhưng xét về sự đa dạng của sản phẩm thì Creative hơn hẳn Apple. Hãng công nghệ Singapore này “chơi” cả hàng cao cấp lẫn hàng dành cho thị trường cấp thấp. Dòng máy nổi tiếng của hãng này là Muvo và gần đây là Zen.
    v iRiver: của Hàn Quốc là một trong những nhãn hiệu cao cấp trên thị trường nước này. iRiver có nhãn hiệu U10 là một đột phá. Sản phẩm này không có màn hình cảm ứng cũng chẳng có những phím điều khiển hoành tráng mà lại sử dụng D-Click, thiết kế điều khiển nằm dưới màn hình. Để chọn hay chuyển từ nội dung này sang nội dung khác, bạn chỉ cần bấm 4 cạnh màn hình là xong. Sau U10, hãng này có e10 và n10, hai sản phẩm thu hút được sự chú ý của rất nhiều người không những tại sân nhà mà còn cả ở Trung Quốc và một số nước châu Á.
    v Sony; hãng này vốn là hãng khai sinh ra thương hiệu Walkman – máy nghe nhạc cầm tay đầu tiên trên thị trường. Sony đến với thị trường MP3 hơi muộn (tận năm 2005), nhưng cho tới nay, hãng này cũng đạt được một số thành tự nhất định. Giống như iPod, máy nghe nhạc của Sony có rất ít nút điều khiển, các chức năng của máy đều nằm gọn trong những nút bấm bé bé. Trước đây, máy nghe nhạc của Sony không có màn hình màu như ngày nay. Dòng sản phẩm của hãng này chưa nhiều như những hãng trên.
    v iAudio: của Hàn Quốc vốn là một thương hiệu của hãng công nghệ Cowon. Đây là nhãn hiệu máy MP3 mới nhất và có thị phần tương đối nhỏ so với những “đại gia” trên. Cowon – iAudio ăn lãi phần lớn từ những máy nghe nhạc bộ nhớ flash giá trung và những thiết bị sử dụng ổ cứng giá không đến nối quá cao. Ngoài thị trường trong nước, Cowon cũng được biết đến như một giải pháp thay thế cho iPod nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu.
    v Microsoft: Những năm gần đây Microsoft nổi lên như một sự kiện khi quyết định tuyên chiến với Apple bằng Zune. Thiết bị này được sản xuất tại nhà máy Toshiba (Nhật) nên có một số nét giống Gigabeat S, dòng máy nghe nhạc củ của hãng này, nhưng màn hình lớn hơn (3 inch) và tích hợp sóng ngắn Wi-Fi cùng bắt sóng FM.
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...