Chuyên Đề Đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H' mông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H' mông

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lư do chọn đề tài
    Trong thời đại nào văn hoá cũng là nền tảng cho sự phát triển là yếu tố phản ánh tŕnh độ phát triển của xă hội. Các giá trị văn hoá được tạo ra trên cơ sở những hoạt động sáng tạo của con người tác động làm cải tiến và thích ứng với môi trường sống.
    Văn hoá Việt Nam được tạo ra bởi con người Việt Nam – bao hàm dân tộc Việt và các dân tộc thiểu số, là kết tinh của quá tŕnh lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, nền văn hoá đó mang đậm bản sắc của nền văn hoá nông nghiệp.
    Văn hoá Việt Nam đa dạng mà thống nhất là văn hoá của một quốc gia đa tộc người, đó không phải tổng số của một phép tính cộng văn hoá các dân tộc người Việt Nam mà là một nền văn hoá với tư cách là một chỉnh thể mang những đặc trưng riêng. Sự đa dạng của văn hoá Việt Nam không đơn thuần do Việt Nam có 54 Dân tộc cùng sinh sống mà quan trọng hơn là văn hoá của 54 tộc người đó trong quá tŕnh phát triển tự thân, đă có sự giao lưu, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, góp phần h́nh thành nên những vùng văn hoá đặc trưng và nền văn hoá quốc gia đa tộc người Việt Nam.
    Mặc dù hoàn cảnh lịch sử, tŕnh độ xă hội và điều kiện kinh tế không giống nhau, song các nền văn hoá do mỗi tộc người Việt Nam sáng tạo ra đều có giá trị và những nét độc đáo riêng, tạo ra một vườn hoa văn hoá Việt Nam đầy hương sắc, vườn hoa đó cần được giữ ǵn và bảo vệ để ngày càng trở nên rực rỡ tươi thắm hơn.
    Mỗi dân tộc để tồn tại và phát triển phải giữ được những giá trị văn hoá mang tính bản sắc của dân tộc ḿnh hay nói cách khác, dân tộc gắn liền với văn hoá, những giá trị văn hoá độc đáo làm nên bản sắc của văn hoá dân tộc, đánh mất bản sắc văn hoá là vô t́nh tự đánh mất đi cội nguồn của dân tộc ḿnh. Chính v́ lẽ đó Đảng ta rất coi trọng văn hoá nghệ thuật, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, coi văn hoá nghệ thuật là một trong những vũ khí quan trọng trong công tác tư tưởng.
    Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ 5 khoá VIII nêu rơ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lơi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (Bác học và Dân gian), văn hoá các mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể”.
    Trong công cuộc đổi mới và mở cửa đất nước ta hiện nay, cùng với quá tŕnh chuyển đổi cơ chế quản lư kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, Đảng ta chủ trương xây dựng “Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” đó là chủ trương đúng đắn nhằm giữ vững bản sắc văn hoá Việt Nam, lấy truyền thống dân tộc làm cơ sở tiếp nhận những tinh hoa của nền văn minh nhân loại, đáp ứng cho sự nghiệp phát triển đất nước, tránh bị hoà tan trong sự giao lưu với các nền văn hoá khác.
    Để xây dựng nền văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta phải hiểu hết được các giá trị văn hoá tuyền thống của các tộc người Việt Nam, đặc biệt là các giá trị văn hoá của các tộc người thiểu số, yếu tố làm nên sự đa dạng của văn hoá Việt Nam, hơn thế nữa, hiện nay các giá trị văn hoá của các tộc người thiểu số đang có nguy cơ mai một dần do sự lấn át của các nền văn hoá khác ảnh hưởng vào. V́ vậy, việc t́m hiểu đời sống văn hoá các dân tộc ít người vừa nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các tộc người đó đồng thời cũng chính là để lưu trữ sự đa dạng của văn hoá Việt Nam.
    Vậy nghiên cứu các lễ hội truyền thống nói chung, các lễ hội truyền thống của dân tộc H’Mông nói riêng là góp phần phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và ngày càng làm giàu thêm kho tàng văn hoá dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc ḿnh.
    Dân tộc H’Mông là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong quá tŕnh lịch sử họ đă sáng tạo ra một nền văn hoá đặc sắc thể hiện sự thích ứng với điều kiện khu vực cư trú của dân tộc ḿnh tuy nhiên ở từng địa bàn cụ thể, đời sống văn hoá của từng bộ phận dân tộc H’Mông vừa mang đặc tính chung của văn hoá tộc người vừa mang những đặc điểm riêng của địa vực cư trú.
    Với nền văn hoá phong phú, đặc biệt là các lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc H’Mông, là tài sản văn hoá phi vật thể quư báu của đồng bào mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, nó phản ánh nhiều mặt của đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán tư tưởng, t́nh cảm, tâm hồn của dân tộc H’Mông. Nghiên cứu các lễ hội truyền thống của dân tộc H’Mông sẽ góp phần khẳng định các giá trị truyền thống mà dân tộc H’Mông đă sáng tạo ra và giữ ǵn qua nhiều thế hệ và là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng cho các môn như văn hoá học, lịch sử.
    Dưới ánh sáng đường lối văn hoá dân tộc của Đảng từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay đă có nhiều công tác sưu tầm nghiên cứu về dân tộc H’Mông như: Lịch sử dân tộc học, Văn hoá dân gian, Văn học dân gian đă được chú trọng và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên chưa có công tŕnh nào đi sâu nghiên cứu về “Đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H’Mông ở Than Uyên – Lai Châu, thông qua một số lễ hội” v́ vậy để góp phần t́m hiểu rơ hơn, sâu sắc hơn về bản sắc văn hoá dân tộc ḿnh, truyền thống đấu tranh bảo vệ quê hương, tạo ra cho thế hệ trẻ có nhiều cơ hội hiểu biết hơn về con người, mảnh đất ḿnh sinh sống, làm tăng thêm ḷng tự hào về truyền thống quê hương và niềm tin vào tương lai cho các thế hệ hôm nay.
    Khi đi vào t́m hiểu đời sống văn hoá của dân tộc H’Mông ở huyện Than Uyên – Lai Châu, chúng ta c̣n thấy ở đó một nền văn hoá mang đậm hương sắc núi rừng, bắt gặp một kho tàng văn hoá dân gian phong phú với những làn điệu dân ca tả cảnh đẹp quê hương, ca ngợi t́nh yêu cuộc sống và lao động, thấy ở đó những điệu múa xoè, múa khèn của các chàng trai, cô gái trong ngày lễ hội truyền thống đầu xuân và vang vọng đâu đó xa xa tiếng sáo trầm bổng âm vang núi rừng. Ngoài ra c̣n thấy được những tập tục cưới hỏi, ma chay, những truyền thống trong gia đ́nh của dân tộc H’Mông, những nét hoạ tiết độc đáo trên trang phục Tất cả những thành tố đó tạo nên một nền văn hoá tộc người với những bản sắc riêng biệt, phản ánh đầy đủ về đời sống văn hoá của một dân tộc ít người vùng biên cương của Tổ quốc. Những nét đẹp của đời sống văn hoá đó cần được ǵn giữ và phát huy.
    Với những lư do đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H’Mông ở Than Uyên – Lai Châu, thông qua một số lễ hội”, là cần thiết và phù hợp với đường lối “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” của Đảng ta, góp phần vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam Mang đậm những dấu ấn truyền thống và tính hiện đại.
    Bản thân các thành viên trong nhóm chúng tôi đều là con em của các dân tộc, được sinh ra và lớn lên ở vùng núi, tiếp xúc với khá nhiều đồng bào H’Mông. V́ vậy khi đi vào t́m hiểu các lễ hội truyền thống của dân tộc H’Mông sẽ giúp chúng tôi hiểu rơ hơn nét văn hoá của đồng bào dân tộc H’Mông điều đó có ư nghĩa thiết thực cho chúng tôi khi sinh sống và khi ra trường công tác ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số này.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta nói chung, đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số nói riêng nhằm mục đích bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá cộng đồng các dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, đă và đang được các nhà khoa học quan tâm thực hiện.
    Văn hoá dân tộc H’Mông đă được nhiều nhà khoa học nhà quản lư văn hóa đi sâu t́m hiểu:
    Ví dụ: Cuốn “Dân tộc Mông ở Việt Nam” của hai tác giả Hoàng Nam và Cư Hoà Vần Nxb VHDT xuất bản 1994, các tác giả giới thiệu khái quát về lịch sử di cư, tên gọi, địa bàn cư trú, phân nhóm sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của dân tộc H’Mông ở Việt Nam, đặc biệt trong đó có đề cập đến người H’Mông ở Than Uyên - Lai Châu
    Cuốn “Lịch sử người Mèo” của cha cố Savina (Người Pháp) xuất bản tại Hồng Kông năm 1924, là công tŕnh nghiên cứu về các đặc điểm trong đời sống văn hoá và xă hội của dân tộc H’Mông để phục vụ cho mục đích truyền đạo và thiết lập ách thống trị của thực dân pháp ở vùng có người H’Mông sinh sống. Tuy nhiên, công tŕnh này mang nặng quan điểm của thực dân pháp áp đặt khiên cưỡng khi cho rằng người H’Mông và văn hóa dân tộc H’Mông có nguồn gốc sâu xa từ phương tây. Mặc dù vậy, công tŕnh này cũng có nhiều giá trị về mặt tư liệu trong việc nghiên cứu nguồn gốc các phong tục xă hội của dân tộc H’Mông.
    Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền Lào Cai” của Trần Hữu Sơn – Nxb VHDT xuất bản năm 1999, giới thiệu các sinh hoạt lễ hội tuyền thống của các dân tộc thiểu số Lào Cai, trong đó có lễ hội Gầu Tào - hội chơi núi mùa xuân của dân tộc H’Mông
    Cuốn “Dân ca H’Mông” của nhà sưu tầm văn học dân gian Doăn Thanh – Nxb Văn Học xuất bản năm 1984 là công tŕnh sưu tập hệ thống các bài hát dân ca của dân tộc H’Mông - một yếu tố quan trọng làm nên văn hoá H’Mông. Ngoài ra c̣n có nhiều bài viết công tŕnh nghiên cứu đăng trên các tạp chí: Dân tộc học, Văn hoá Dân gian, Nghiên cứu lịch sử đề cập đến nhiều khía cạnh trong đời sống văn hoá của dân tộc H’Mông ở Việt Nam nói chung văn hoá người H’Mông ở huyện Than Uyên – Lai châu nói riêng. Có thể thấy các công tŕnh trên đây đă làm rơ nguồn gốc lịch sử, địa vực cư trú, mô tả về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc H’Mông. Tuy nhiên chưa có công tŕnh nào nghiên cứu kỹ về các lễ hội Gầu Tào, Nào Xồng đặc biệt là lễ hội NJUS SUR ở Than Uyên – Lai Châu th́ mới chỉ được nghiên cứu rất sơ lược.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Mục đích:
    T́m về với bản sắc văn hoá dân tộc luôn là cảm hứng vô tận đối với các nhà nghiên cứu. Nền văn hoá dân tộc Việt Nam đầy tinh hoa được kết tinh những nét văn hoá riêng, đặc sắc của 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đẹp riêng và dân tộc H’Mông được xem là khá độc đáo với các lễ hội truyền thống lấp lánh đầy sắc màu riêng của dân tộc ḿnh. Đi sâu t́m hiểu các lễ hội như là một điểm dừng chân tuyệt vời, là chiếc cầu nối đưa ta khám phá và cảm nhận sâu sắc lớn về đời sống tinh thần của dân tộc H’Mông, đóng góp vào việc giữ ǵn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc H’Mông ở Than Uyên nói riêng và giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Lai Châu nói chung.
    Nhiệm vụ:
    Đi vào t́m hiểu về dân tộc H’Mông ở huyện Than Uyên – Lai Châu và các lễ hội của dân tộc H’Mông ở nơi đây
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài tập chung nghiên cứu đời sống văn hoá của dân tộc H’Mông ở Than Uyên - Lai Châu thông qua một số lễ hội truyền thống
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp cụ thể và phương pháp liên ngành như: Lôgic - lịch sử, so sánh, khái quát, tổng hợp, thu thập tài liệu, khảo sát thực địa
    6. Đóng góp của đề tài:
    Qua việc t́m hiểu các lễ hội của huyện Than Uyên – Lai Châu, đề tài bước đầu nêu ra các đặc điểm đời sống văn hóa của dân tộc H’Mông ở Than Uyên - Lai Châu. Trên cơ sở đó đề tài có đề cập đến sự giao lưu tác động của đời sống văn hoá của dân tộc H’Mông ở Than Uyên – Lai Châu với các dân tộc khác cùng khu vực. Thực hiện đề tài này c̣n nhằm bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu đời sống văn hóa lịch sử địa phương tỉnh Lai châu.
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I
    DÂN TỘC H’MÔNG Ở HUYỆN THAN UYÊN – LAI CHÂU

    1.1. Lịch sử và vị trí địa lí huyện Than Uyên – Lai Châu:
    1.1.1. Lịch sử huyện Than Uyên – Lai Châu
    Than Uyên là vùng đất phát triển lâu dài từ nền văn hóa Ḥa B́nh đến văn hóa Đông Sơn. Sang thời Lư, Than Uyên thuộc mường Tiến Châu Đăng; đời hậu Lê thuộc Châu Tấn, phủ An Tây trong thừa tuyên Hưng Hóa; đời Tự Đức triều Nguyễn, Than Uyên là lỵ sở Châu Tấn. Ngày 28/6/1909 thực dân Pháp đặt Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 20/2/1920 châu Than Uyên lại sát nhập tỉnh Yên Bái. Sau ḥa b́nh lập lại năm 1955, châu Than Uyên thuộc khu tự trị Thái Mèo (khu Tây Bắc). Cuối năm 1962 thành lập tỉnh Nghĩa Lộ, Than Uyên là huyện thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Ngày 3/1/176 Than Uyên là một huyện của tỉnh Hoàng Liên Sơn (sau khi sát nhập 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Nghĩa Lộ thành Hoàng Liên Sơn). Từ tháng 10/1991 huyện thuộc tỉnh Lào Cai, Sau khi tách tỉnh Lai Châu mới ngày 01/01/2004, Than Uyên được tách khỏi tỉnh Lào Cai và trở thành 1 huyện của tỉnh Lai Châu. Từ tháng 01/2009, Than Uyên tách thành 2 huyện là Than Uyên mới và Tân Uyên
    1.1.2 Vị trí địa lư
    Theo nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Than Uyên để thành lập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu, kể từ ngày 01/01/2009 huyện Than Uyên có vị trí địa lư như sau:
    - Phía Đông giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
    - Phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La.
    - Phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
    - Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
    * Địa h́nh, khí hậu:
    - Địa h́nh:
    Với vị trí địa lư khá đặc biệt như vậy tạo ra cho Than Uyên – Lai Châu, là một vùng đất ḷng chảo, nằm ở phía Tây dăy núi Hoàng Liên Sơn được h́nh thành ba khu vực rơ rệt. Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dải núi Phan Xi Păng, núi cao địa h́nh hiểm trở độ dốc lớn. Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dăy Pu San Cáp độ cao từ 600-1800m. Khu vực giữa chạy dọc theo quốc lộ 32 từ Phúc Than đến Khoen On, một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn những dải đồng bằng có độ cao từ 500 - 650m so với mực nước biển.
    - Khí hậu thời tiết:
    Khí hậu được chia làm hai mùa rơ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa tập trung trong tháng 6 và tháng 7 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, sông suối cạn kiệt thường xuất hiện gió khô hanh. Lượng mưa trung b́nh từ 1800 đến 2200mm/năm, nhiệt độ trung b́nh từ 22-23 độ C, độ ẩm không khí trung b́nh là 80%.
    * Dân số, Dân tộc:
    Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số nhân khẩu toàn huyện là 55299 khẩu tổng số hộ là 10516 hộ, trong đó số hộ nghèo là 3809 hộ.
    Trong đó huyện Than Uyên có 6 dân tộc anh em: Kinh là 1987 hộ 7252 khẩu (13,1%), Thái là 7273 hộ 40450 khẩu (73,2%), Mông 920 hộ 5829 khẩu (10,5%), Khơ Mú 226 hộ 1261 khẩu (2,3%), Dao 59 hộ 321 khẩu (0,6%), Dân tộc khác 51 hộ 161 khẩu (0,3%).
    * Đơn vị hành chính:
    Từ ngày 1/1/2009 huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xă : Pha Mu, Mường Mít, Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Tà Hừa, Ta Gia, Tà Mung, Mường Kim, Khoen On, thị trấn Than Uyên.
    1.2 Dân tộc H’Mông ở huyệnThan Uyên - Lai Châu:
    1.2.1 Dân tộc H’Mông và quá tŕnh di cư vào Việt Nam:
    * Dân tộc H’Mông trên thế giới:
    H’Mông là một dân tộc có dân số tương đối đông (trên 9 triệu người), cư trú ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong đó đông nhất là ở Trung Quốc (khoảng 7,5 triệu người). Ở Việt Nam, người H’mông có trên 80 vạn người. Ở Lào có khoảng 25 vạn người. Ở Thái Lan khoảng 15 vạn người Trong vài ba thập niên gần đây, người H’Mông c̣n có mặt ở một số nước ngoài châu Á như: Pháp, Mỹ, Canada,
    Ở nước ta, người H’Mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ H’Mông – Dao (gồm 3 dân tộc: H’Mông, Dao và Pà Thẻn). Trước năm 1979 họ được gọi là người Mèo. ở Trung Quốc người H’Mông được gọi là người Miêu; ở Lào gọi là người Mẹo. Hiện nay, ngoài Trung Quốc, c̣n ở hầu hết các nước trên thế giới, họ đều được gọi là H’Mông. Gần đây có người cho rằng, nên gọi dân tộc này là Mông, thay cho H’Mông, nhưng cũng có những ư kiến khác không tán thành và cho rằng bản thân trong chữ viết của họ, người H’Mông viết tên dân tộc ḿnh là H’Mongz; lại có ư kiến cho rằng Mông là một từ tục, không được đẹp, một số nhà khoa học nước ngoài có lưu ư: nếu viết là Mông th́ có thể nhầm với các dân tộc Mông ở Mông Cổ và Trung Quốc V́ vậy, theo chúng tôi viết tên dân tộc này là H’Mông, đó là cách viết chính xác nhất.
    Hiện nay ở nước ta có các nhóm H’Mông như sau:
    1- H’Mông Đơ hoặc H’Mông Đâu (H’Mông Trắng)
    2- H’Mông Đu (H’Mông Đen)
    3- H’Mông Si (H’Mông Đỏ)
    4- H’Mông Dua (H’Mông Xanh)
    5- H’Mông Lềnh (H’Mông Hoa)
    6- H’Mông Xúa (H’Mông Lai)
    7- Ná Mẻo (H’Mông Nước)
    Tuy nhiên nh́n đại thể, dù cư trú ở những địa phương khác nhau, kể cả ở các nước khác nhau, nhưng họ vẫn là một dân tộc H’Mông thống nhất. Khi gặp gỡ họ có thể trao đổi trực tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của dân tộc ḿnh. Có thể nói rằng, H’Mông là một dân tộc c̣n giữ được nhiều bản sắc dân tộc, cả văn hoá vật thể và phi vật thể, mặc dù các điều kiện của môi trường tự nhiên và xă hội đă và đang có nhiều biến đổi.
    * Quá tŕnh di chuyển của Người H’Mông vào Việt Nam:
    Người H’Mông đến Việt Nam bằng các con đường khác nhau và chia làm nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
    - Đợt thứ nhất: khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù, Giàng từ Quư Châu đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang, thời gian vào quăng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc, tương đương với những năm có phong trào của người Miêu ở Quư Châu chống lại chính sách “Cải tổ quy lưu” và bị thất bại, cách đây trên 300 năm .
    - Đợt thứ hai: khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc các họ Vàng, Lư cũng vào khu vực Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. C̣n một nhóm khác số người ít hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ , Sùng chuyển sang phía Tây Bắc. Thời gian của đợt di chuyển này cách đây trên 200 năm.
    - Đợt thứ ba: số người H’Mông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10 ngàn người. Phần lớn họ từ Quư Châu, có một số ở Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang Thời gian của đợt di cư này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái B́nh thiên quốc”, trong đó có người Miêu tham gia, chống lại nhà Măn Thanh từ năm 1840 đến năm 1868.
    Về sau hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn – Hà Giang, rồi xuống Tuyên Quang, c̣n các nhóm H’Mông cư trú ở hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An cũng từ Lào di chuyển sang và các tỉnh miền núi phía Bắc vào trên dưới 100 năm trở lại đây.Từ sau ngày đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, t́nh h́nh di chuyển của người H’Mông luôn gia tăng, theo hai hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. V́ vậy số địa phương có người H’Mông sinh sống tăng lên đáng kể
    1.2.2 Người H’Mông sinh sống tại Than Uyên – Lai Châu:
    * Đời sống văn hóa vật chất của người H’Mông ở huyện Than Uyên – Lai Châu.
    - Sản xuất nông nghiệp
    Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam đa phần là cư dân nông nghiệp, trong từng hoàn cảnh địa lí cụ thể mỗi dân tộc lựa chọn một loại h́nh sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực đó. Đó chính là sự phản ánh cách thức và mức độ tác động của con người trong thế ứng xử với tự nhiên:
    Khi tới định cư tại huyện Than Uyên – Lai Châu người H’Mông thể hiện là một dân tộc có tŕnh độ sản xuất nông nghiệp khá cao. Họ biết biến những vùng đất hoang vu, những sườn núi dốc thành đất sản xuất, dựa vào những con suối lớn làm mương máng dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp: “Với thói quen chịu đựng gian khổ, cần cù, nhẫn lại với tŕnh độ khoa học tương đối phát triển họ đă biến những mảnh đất hoang vu thành làng bản ruộng rẫy”. Do điều kiện tự nhiên đất sản xuất nông nghiệp bao gồm hai loại h́nh cơ bản sau:
    Canh tác ruộng nước:
    Diện tích tự nhiên ở huyện Than Uyên- Lai Châu phần lớn là các dăy núi cao. Do điạ h́nh như vậy để phát triển cây lúa nước người H’Mông phải tận dụng tối đa những nơi có thể biến thành ruộng lúa.Trong quá tŕnh khai phá người H’Mông trồng lúa nước ở hai loại ruộng: ruộng bằng và ruộng bậc thang.
    Ruộng bằng: Là loại ruộng được thiết lập ở những dải đất hẹp chạy dài theo các chân các dăy núi là nơi gần các con suối lớn, thuận lợi cho công tác thủy lợi có địa thế bằng phẳng để khai phá đất đai màu mỡ năng suất cây trồng cao.
    Ruộng bậc thang: Là loại ruộng được khai phá ở các sườn đồi thoải thậm chí cả những sường núi dốc “được đẽo vạt vào các sườn núi ở cao hơn đồng bằng vài trăm mét các ruộng này hẹp, khúc khuỷu, ruộng nọ chồng lên ruộng kia như những mảnh treo, do đó có tên là ruộng bậc thang”. Những ruộng đó được tưới nước bằng mương máng đào dưới đất và dẫn đến những đập chắn chứa trong các ngọn thác lân cận.
    Cũng như người Việt, đồng bào H’Mông ở Than Uyên coi nước là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất lao động v́ vậy họ rất coi trọng công tác thủy lợi. Đồng bào H’Mông dẫn nước vào ruộng, các con mương được đào từ đầu nguồn các con suối chạy theo các sườn đồi về các đỉnh ruộng bậc thang, nước từ bậc thang cao chảy xuống bậc thấp. Hệ thống mương máng của người H’Mông tuy không đồ sộ như người Việt, không thật sự mang tính sáng tạo như việc dùng con nước của người Thái song cũng tốn rất nhiều công sức v́ địa h́nh núi non hiểm trở, nhiều con mương dài hàng chục cây số dẫn nước từ nguồn nước về tới ruộng. Trong địa h́nh vùng cao canh tác ở các sườn dốc xa nguồn nước khó có thể sử dụng kĩ thuật nào tối ưu hơn giải pháp người H’Mông đă chọn. Tuy nhiên, ở huyện Than Uyên đất canh tác ruộng nước không nhiều và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của cây lúa nước khiến cho ở nhiều nơi đồng bào H’Mông không chỉ dựa vào ruộng nước mà c̣n phải làm nương rẫy để đảm bảo nguồn lương thực cho ḿnh.
    Canh tác nương rẫy.
    Ở những nơi không có điều kiện phát triển bằng ruộng nước đồng bào H’Mông sử dụng các h́nh thức canh tác nương rẫy. Tiếng Mông gọi là “Tế” theo cách phân loại truyền thống của người H’Mông th́ nương rẫy có những loại sau:
    Loại nương theo cây trồng: Nương lanh (Tế Măng), Nương lúa (Tế Blề), Nương ngô (Tế P̣ cứ)
    Loại nương theo địa h́nh: Nương bằng (Tế tía), Nương dốc (Tế xá)
    Theo luật tục truyền thống của người H’Mông mọi người tự do khai phá đất rừng tự nhiên làm nương rẫy, khi chọn được nươi làm nương vừa ư người ta chọn khoanh vùng chỗ đó lại rồi làm dấu bằng cách phát một khoảng đất rộng vài mét vuông, làm cọc dài 1 đến 1,5 mét chẻ đầu cài một que gỗ quay về hướng dự định sẽ phát nương coi như đă xác định quyền chiếm hữu đất đai ở khu vực đó. Người tới sau thấy có đánh dấu như vậy không được xâm phạm vào khu vực đă đánh dấu. Để có mảnh đất tốt người H’Mông chọn cách quan sát cây cối và phân loại đất khu vực nào là rừng gỗ hoặc rừng tre nứa sẽ phù hợp với việc trồng lúa, chỗ mọc nhiều cây chuối rừng đất sẽ thích hợp với việc trồng ngô, hoặc đất đen trồng được mọi loại cây cho năng suất cao c̣n đất vàng, đất cát th́ không trồng trọt được.
    Quá tŕnh gieo trồng đối với những loại giống cây và địa h́nh của nương người H’Mông sử dụng công cụ và cách gieo trồng phù hợp ở Than Uyên – Lai Châu, đồng bào sử dụng các cách gieo trồng phổ biến là gieo trồng theo đường cày và gieo trồng theo hốc, dùng cuốc bổ.
    Chăn nuôi
    Cùng với trồng trọt chăn nuôi là hoạt động kinh tế phổ biến và đóng vai tṛ quan trọng trong đời sống của dân tộc H’Mông ở Than Uyên – Lai Châu, tuy nhiên chăn nuôi của người H’Mông vẫn c̣n mang qui mô nhỏ hẹp trong phạm vi gia đ́nh và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Mục đích chính của chăn nuôi là đáp ứng các nhu cầu cung cấp sức kéo, làm phương tiện vận chuyển, làm vật hiến sinh trong các lễ cúng ma. Con giống thường nuôi của người H’Mông là: trâu, ḅ, lợn, gà, dê
    - Sản xuất thủ công nghiệp
    Cho tới nay mặc dù đă có sự thay đổi song trong hoạt động kinh tế của người H’Mông ở Than Uyên – Lai Châu, nhưng khái niệm về một nền kinh tế hàng hóa vẫn hết sức mờ nhạt, hoạt động kinh tế của người H’Mông vẫn thuần túy mang tính chất tự cung, tự cấp, đóng kín. Các ngành nghề thủ công truyền thống h́nh thành từ lâu đời nhưng chỉ tồn tại với vai tṛ nghề phụ của gia đ́nh, là hoạt động bổ trợ và phục vụ cho nền kinh tế nông nghiệp, sản phẩm làm ra để phục vụ nhu cầu gia đ́nh hoặc cùng lắm làm cho một nhóm cư dân trong vùng. Nguồn gốc của t́nh trạng đó là bắt nguồn từ hoàn cảnh địa lí – lịch sử mang tính đặc thù của vùng cao.
    Các nghề thủ công ở Than Uyên – Lai Châu chủ yếu bao gồm: nghề rèn, mộc, đan lát, dệt vải, gia công đồ trang sức hầu hết được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
     
Đang tải...