Thạc Sĩ Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan (Trường hợp tỉnh Sakôn Nakhon)


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠSỞ
    LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN
    NGHIÊN CỨU
    8
    1.1. Tình hình nghiên cứu 8
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ởnước ngoài 8
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ởtrong nước 12
    1.2. Cơsởlý thuyết 19
    1.2.1. Một sốkhái niệm 19
    1.2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đềtài 22
    1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
    1.3. Địa bàn nghiên cứu 30
    1.3.1. Vài nét vềquá trình hình thành cộng đồng người Việt ở
    Đông Bắc Thái Lan
    32
    1.3.2. Khái quát vềCộng đồng người Việt ởtỉnh Sakôn
    Nakhon
    36
    1.3.2.1 . Đôi nét vềtỉnh Sakôn Nakhon 36
    1.3.2.2. Cộng đồng Người Việt ởtỉnh Sakôn Nakhon 37
    CHƯƠNG 2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG
    ĐỒNG NGƯỜI VIỆT ỞTỈNH SAKÔN NAKHON HIỆN NAY
    47
    2.1. Sựhiện diện của văn hóa tinh thần 47
    2.1.1. Trong côngtrình công cộng 47
    2.1.2. Trong trang trí nhà cửa 50
    2.1.3. Trong trang phục 54
    3
    2.1.4. Trong ăn uống 56
    2.2. Giáo dục truyền thống, bảo tồn tiếng Việt 59
    2.3. Việc thực hành các khía cạnh văn hoá tinh thần
    64
    2.3.1. Phong tục hôn nhân 64
    2.3.2. Phong tục tang ma 72
    2.3.3. Các phong tục lễtết trong năm 76
    2.3.4. Tôn giáo tín ngưỡng 80
    2.3.4.1. Phật giáo 80
    2.3.4.2. Thiên chúa giáo 81
    2.3.4.3. Tín ngưỡng thờcúng ông bà tổtiên và các anh hùng
    dân tộc
    83
    2.4. Quan hệ ứng xử 84
    2.4.1. Trong gia đình và Cộng đồng 85
    2.4.2. Với chính quyền Thái 85
    2.4.3. Với người Thái địa phương 87
    2.4.4. Với người Việt trong nước 88
    CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA CỦA CỘNG
    ĐỒNG NGƯỜI VIỆT ỞSAKÔN NAKHON
    91
    3.1. Vềngôn ngữ 93
    3.2. Hội nhập với các phong tục của người Thái 99
    3.2.1. Vềphong tục hôn nhân 99
    3.2.2. Vềphong tục tang ma 105
    3.2.3. Phong tục tín ngưỡng tôn giáo 110
    3.3. Văn hóa ứng xử 112
    3.4. Những nguyên nhân chính tác động đến quá trình biến đổi
    văn hóa
    116
    3.4.1.Tác động của các chính sách Thái Lan 116
    3.4.2. Yếu tốnội sinh (bên trong cộng đồng) 120
    4
    3.4.3. Yếu tốngoại sinh (bên ngoài cộng đồng) 123
    3.4.4. Tác động của toàn cầu hóa 126
    3.5. Một sốso sánh vềvăn hóa tinh thần của Việt kiều Sakôn
    Nakhon với các tỉnh khác của Đông Bắc Thái Lan và ởLào
    127
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢVÀ BÀN LUẬN 132
    KẾT LUẬN 145
    Một sốkiến nghị 149
    Các công trình đã công bốliên quan đến luận án 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤLỤC 161


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài
    Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng
    đồng người Việt Nam đang sinh sống ởnước ngoài.Mặc dù sống ởnước ngoài,
    nhưng người Việt vẫn mang trong mình tinh thần văn hóa dân tộc, họchính là
    những người đại diện quảng bá văn hóa và hình ảnh đất nước Việt Nam đến với
    bè bạn Quốc tế.
    Hiện nay việc nghiên cứu vềcộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài là
    một trong những nhiệm vụquan trọng của nhà nước ta, nhằm mục đích tìm hiểu
    được những tâm tưnguyện vọng của Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống
    ởnước ngoài đểnhà nước có những chính sách thích hợp hơn đối với Kiều bào.
    Hiện có khoảng trên 4 triệu người Việt đang sinh sống ởtrên 100 quốc gia khác
    nhau trên thếgiới, trong đó ởThái Lan có khoảng trên 110.000 người.
    Tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở
    tỉnh Sakôn Nakhon nói riêng và Thái Lan nói chung, nhằm góp phần thực hiện
    tốt nhất chủtrương của Việt Nam đối với chính sách Việt Kiều trong tình hình
    mới hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu này còn góp phần và vào việc giữvững
    bản sắc văn hoá tốt đẹp của con người Việt Nam, nhưtrong Báo cáo chính trị
    Đại hội toàn quốc lần thứIX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Cộng đồng
    người Việt Nam ởnước ngoài là một bộphận không tách rời và là một nguồn
    lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân
    tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vịxã hội, lý do ra nước ngoài, mong
    muốn góp phần thực hiện mục tiêu chung:độc lập dân tộc, thống nhất đất nước,
    một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" . (Trích
    Nghịquyết số36- NQ/TW của Bộchính trịban hành ngày 26/3/2004 vềcông
    tác đối với người Việt Nam ởnước ngoài).
    6
    Việc nghiên cứu vềvăn hóa của người Việt ởThái Lan còn đưa ra những
    gợi ý, kiến nghịvới nhà nước nhằm đưa ra những chính sách thích hợp trong
    việc gìn giữvà phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam ở
    nước ngoài, đểbản sắc văn hóa truyền thống ấy trởthành động lực cho sự đoàn
    kết cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài với người Việt trong nước.
    Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, Thái Lan cũng từng
    là mảnh đất lý tưởng cho người Việt Nam sang sinh sống và hoạt động cách
    mạng cứu nước. Đợt di cư đông đảo nhất của người Việt đến Thái Lan vào năm
    1945-1946. Nguyên nhân chính là sau khi Pháp quay trởlại tái chiếm Đông
    Dương, những người Việt đang sinh sống ởViêng Chăn, Thà Khẹc và một số
    nơi khác, đã đoàn kết cùng nhân dân Lào chiến đấu chống lại Thực dân Pháp.
    Cuộc chiến đấu đã bịthất bại, dẫn đến hàng chục ngàn người Việt đã phải vượt
    sông Mê kông sang các tỉnh vùng Đông Bắc, Thái Lan lánh nạn (trong đó có tỉnh
    Sakôn Nakhon).
    Tỉnh Sakôn Nakhon là một trong số7 tỉnh Đông Bắc có người Việt sinh
    sống, không có đường biên giới tiếp giáp với Lào, nằm ởvịtrí trung tâm giữa
    các tỉnh có người Việt. Sốlượng người Việt xếp vào loại trung bình so với các
    tỉnh, ngoài ra còn là nơi chủtịch Hồchí Minh đã đến hoạt động cách mạng và
    lập trường học cho con em Việt kiều trong những năm đầu thếkỷXX.
    Trong thời gian sinh sống tại Sakôn Nakhon cũng như ởcác tỉnh Đông
    Bắc Thái Lan, Cộng đồng người Việt đã hết lòng đoàn kết ủng hộnước nhà
    trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sakôn Nakhon cũng
    là tỉnh đầu tiên được phép của chính phủThái Lan cho thành lập Hội người Việt
    Nam vào năm 2007. Gần đây, vào đầu năm 2013, Hội Việt Kiều tại Thái Lan
    được Chính phủThái Lan cho phép thành lập Tổng Hội người Việt Nam tại Thái
    Lan và cũng đặt trụsởtại đây.
    Cộng đồng người Việt ởSakôn Nakhon cũng là một trong những cộng
    đồng có tính cần cù, sáng tạo trong kinh doanh. Việt Kiều Sakôn Nakhon có
    7
    trình độgiáo dục cao, và mức thu nhập kinh tế được xếp vào loại cao so với Việt
    Kiều ởcác tỉnh khác của Thái Lan. Trong lĩnh vực văn hóa, người Việt thếhệ
    thứnhất và thứhai vẫn nỗlực hết mình trong việc bảo lưu nền văn hóa truyền
    thống, đặc biệt trong vấn đềvềvăn hóa ẩm thực, ngôn ngữ(tiếng Việt), thờcúng
    ông bà tổtiên và trong nghi lễtang ma. Nhưng kểtừthếhệthứba trở đi đã dần
    biến đổi và hội nhập vào văn hóa Thái ngày nhanh chóng (đặc biệt thểhiện qua
    việc sửdụng tiếng Việt ngày một giảm đi).
    Vì vậy nghiên cứu vềvăn hóa tinh thần của trường hợp Cộng đồng người
    Việt ởtỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan nhằm tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa
    tinh thần trong đời sống hàng ngày, còn tìm hiểu thêm và lý giải vềnguyên nhân
    dẫn đến quá trình vừa bảo tồn văn hóa truyền thống Việt vừa biến đổi, hội nhập
    vào dòng chảy văn hóa xã hội Thái. Thông qua đó còn tìm hiểu thêm vềcác
    chính sách của Thái Lan đối với Cộng đồng người Việt qua các thời kỳ, tình hình
    giáo dục và địa vịkinh tếxã hội của người Việt Nam ởThái Lan. Ngoài ra,
    thông qua tìm hiểu vềvăn hóa cộng đồng người Việt tại Thái Lan còn nhằm hiểu
    biết hơn vềvăn hóa Thái Lan và đây là một trong những nhân tốquan trọng
    trong việc góp phần củng cốvà làm tăng mối tình hữu nghịgiữa hai nước.
    Trước những vấn đề đặt ra và yêu cầu mới của Đảng và nhà nước ta hiện
    nay đối với Cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài, thì rất cần có những công
    trình cụthểnghiên cứu chuyên sâu vềvăn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở
    nước ngoài. Ởtrong nước vấn đềnghiên cứu vềvăn hóa tinh thần của Cộng
    đồng người Việt nam ởnước ngoài còn khá khiêm tốn, hầu nhưchưa có công
    trình nào đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu trường hợp cụthểnào ởThái Lan, mà
    chỉdưới dạng bài báo, hồi ký .Bên cạnh đó, với quan tâm sâu sắc của Đảng và
    Nhà nước tới cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài hiện nay, nên tôi mạnh
    dạn chọn đềtài tìm hiểu nghiên cứu về Đời sống văn hóa tinh thần của cộng
    đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan (Trường hợp tỉnh Sakôn Nakhon).
    8
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đểthực hiện đềtài Đời sống văn hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt
    ởnước ngoài, thông qua trường hợp nghiên cứu Cộng đồng người Việt ởtỉnh
    Sakôn Nakhon Thái Lan, đềtài tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu một sốmục
    tiêu cơbản sau:
    - Tìm hiểu vềmột sốnét sinh hoạt văn hoá tinh thần trong đời sống hàng
    ngày của Cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon.
    - Tìm hiểu những quá trình bảo lưu văn hóa truyền thống và biến đổi và
    hòa nhập văn hóa của Cộng đồng người Việt vào xã hội Thái.
    - Tìm hiểu những nguyên nhân chính tác động đến sựbảo lưu và biến đổi,
    hội nhập văn hóa của Cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan.
    - Nêu ra những tâm tưvà nguyện vọng của các thếhệViệt Kiều về đời
    sống văn hóa tinh thần của mình, cung cấp cho Đảng và Nhà nước những cứ
    liệu khoa học, nhằm đưa ra những chính sách thích hợp nhằm bảo tồn phát huy
    bản sắc văn hóa của Cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài.
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứucủa đềtài này là đời sống văn hóa tinh thần của
    “Cộng đồng người Việt” hay “Việt Kiều” đang sinh sống tại tỉnh Sakôn Nakhon,
    Thái Lan, nghĩa là những người Việt đã di cưsang sinh sống nhiều năm ởThái
    Lan (bao gồm những người đã hoặc chưa được nhập quốc tịch Thái), mà phần
    lớn trong sốhọ đã di cưsang sinh sống tại Thái Lan từnhững năm 1975 trởvề
    trước). Cộng đồng người Việt được đềcập đến trong luận án là người Việt (tộc
    người Việt) trong Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Văn hóa là một phạm trù
    rộng lớn, nên trong khuôn khổcủa một đềtài luận án nghiên cứu vềvăn hóa tinh
    thần, chúng tôi chỉtập trung vào những mặt văn hóa tinh thần nổi trội của Cộng
    đồng người Việt ởSakôn Nakhon trong quá trình bảo lưu, gìn giữvà biến đổi,
    hội nhập vào văn hóa xã hội Thái: Vềsửdụng ngôn ngữ; Phong tục cưới hỏi;
    9
    Phong tục tang ma; Tôn giáo tín ngưỡng; Văn hóa ứng xử; Và những yếu tốtác
    động đến vấn đềbảo lưu và biến đổi văn hóa ấy.
    Phạm vi nghiên cứu.
    Phạm vi vềkhông gian: Chủyếu tập trung khảo sát tìm hiểu, nghiên cứu
    Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại khu vực Huyện Mương và khu
    vực Thết sạban (trung tâm) thành phốSakôn, tỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan.
    Phạm vi vềthời gian: Tìm hiểu nghiên cứu Cộng đồng người Việt tản cư
    từsau năm 1945 đến hiện nay đang sinh sống tại thành phốSakôn Nakhon, Thái
    Lan. (Tiến hành nghiên cứu văn hóa của Cộng đồng người Việt từnăm trong
    khoảng thời gian từnăm 2000 đến 2012)
    Địa bàn nghiên cứu: Được chúng tôi khảo sát nghiên cứu tại huyện
    Mương Amphor Mươngvà khu vực quận Thết sạban (trung tâm của thành phố
    Sakôn) với ba lý do: Thứnhất, Thành phốSakôn là nơi tập trung Việt Kiều đông
    nhất của tỉnh nhất của tỉnh. Thứhai: Sakôn là nơi được mởTrung tâm Việt Nam
    học đầu tiên, Hội người Việt Nam đầu tiên tại Thái Lan và có trụsởTổng hội
    người Việt Nam tại Thái Lan. Thứba: Việt Kiều ởSakôn chịu khó, tiết kiệm,
    làm kinh doanh giỏi nên có điều kiện kinh tếkhá nhất so với các tỉnh khác có
    người Việt cưtrú ở Đông Bắc Thái Lan. ThếhệViệt Kiều Sakôn thứnhất cũng
    luôn có những hoạt động tích cực trong việc trong việc bảo lưu giữgìn văn hóa,
    và phần lớn thếhệnày đều là Việt Kiều yêu nước.
    4. Nguồn tưliệu của luận án
    Nguồn tưliệu đểhoàn thành luận án chủyếu là tài liệu điền dã do chúng
    tôi thu thập tại địa bàn nghiên cứu tại Huyện Mương và khu vực Thết sạban,
    thành phốSakôn Nakhon, Thái Lan. Đó là kết quảcủa các cuộc phỏng vấn,
    phỏng vấn sâu, trao đổi, thảo luận với các thếhệViệt Kiều và các nhà nghiên
    cứu là người bản địa nghiên cứu vềCộng đồng người Việt tại Thái Lan.
    10
    Tác giả đã thực hiện 4 chuyến điền dã thực địa, được bốtrí vào các thời
    gian khác nhau để đảm bảo có cái nhìn tổng quát vềcác sựkiện sinh hoạt văn
    hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt trong 3 năm gần đây. Bên cạnh đó còn
    sửdụng tưliệu trong những chuyến điền dã trong từnăm 2000, cùng với 3
    chuyến điền dã trong thời gian viết luận văn thạc sĩtừnăm 2005 đến 2008. Vì
    đây là đềtài nghiên cứu còn mới, nên thông tin điền dã qua những đợt phỏng vấn
    điều tra là những nguồn tài liệu rất quan trọng đểhoàn thành luận án này.
    Ngoài nguồn tưliệu điền dã chúng tôi còn dựa trên các tài liệu nghiên cứu
    vềViệt Kiều tại Thái Lan được xuất bản bằng ba thứtiếng: tiếng Việt, tiếng Thái
    và tiếng Anh.
    Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt dựa trên một sốvăn bản, Nghị định, chính
    sách chính thức của Bộngoại giao Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ởnước
    ngoài, Tạp chí Quê hương online. Các sách, các bài viết đã công bốtrên các tạp
    chí, công trình đềtài nghiên cứu vềngười Việt ởThái Lan đã được xuất bản
    công bốtrong nước.
    Nguồn tài liệu bằng tiếng Thái và tiếng Anh được dựa trên các công trình,
    luận án đã xuất bản tại Thái Lan, một sốvăn bản chính sách của Thái đối với
    Cộng đồng người Việt mà tác giả đã thu thập ởmột sốthưviện các trường đại
    học lớn của Thái Lan như Đại học Chulalongkorn, Đại học Thammasat, Đại học
    Chiang Mai, Đại học Khỏn Kèn, Đại học Mahasarakham, Đại học Rajabat Sakôn
    Nakhon.
    5. Đóng góp của luận án
    Thông qua nghiên cứu trường hợp cụthểvềvăn hóa tinh thần, quá trình
    bảo lưu, biến đổi và hội nhập văn hóa của một Cộng đồng người Việt di cưsang
    Thái Lan, chúng tôi hy vọng luận án sẽcó một sốnhững đóng góp mới sau:
    11
    - Là công trình đầu tiên tập hợp và hệthống hóa tưliệu một cách đầy đủ
    và chuyên sâu về đời sống văn hoá nói chung của Cộng đồng người Việt đang
    sinh sống ởtỉnh Sakôn Nakhon, vùng Đông Bắc Thái Lan.
    - Là công trình đầu tiên đi sâu mô tảphân tích những khía cạnh vềvăn
    hóa tinh thần thông qua các hoạt động vềbảo lưu, biến đổi và hội nhập tiếp xúc
    với văn hóa Thái đểhòa nhập vào xã hội Thái của người Việt ởSakôn Nakhon.
    - Qua phân tích vềnhững nét bảo lưu, hội nhập văn hoá và những mong
    muốn của Việt Kiều tỉnh Sakôn Nakhon, hy vọng luận án sẽphần nào đóng góp
    giúp cho Đảng nhà nước có những chính sách thích hợp đểgóp phần bảo tồn và
    phát huy văn hoá tinh thần của Cộng đồng người Việt Nam ởtỉnh Sakôn Nakhon
    nói riêng và Thái Lan nói chung.
    - Những nghiên cứu trong luận án sẽlà cứliệu tin cậy đểtham khảo cho
    các công trình nghiên cứu tiếp theo vềCộng đồng người Việt ởnước ngoài sau
    này.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương.
    Chương 1. Tổng quan vềtình hình nghiên cứu, cơsởlý thuyết,
    phương pháp nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu.
    Chương 2. Đời sống văn hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt ở
    tỉnh Sakôn Nakhon hiện nay.
    Chương 3. Biến đổi và hội nhập văn hóa của Cộng đồng người Việt ở
    Sakôn Nakhon.
    Chương 4. Kết quảvà bàn luận.
    12
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
    CƠSỞLÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
    ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
    1.1. Tình hình nghiên cứu
    Chủtrương của Đảng và nhà nước ta luôn coi Cộng đồng người Việt Nam
    ởnước ngoài là một bộphận không thểtách rời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy
    nhà nước đã có nhiều chương trình nghiên cứu vềCộng đồng người Việt Nam ở
    nước ngoài nhằm đưa ra những chính sách thích hợp đểbảo tồn và phát huy văn
    hóa của người Việt Nam ởnước ngoài, đặc biệt là đối với Việt Kiều ởcác nước
    Đông Nam Á nhưThái Lan, Lào, Campuchia.
    Cộng đồng người Việt Nam ởThái Lan đã được nhiều học giảViệt Nam,
    Thái Lan và các học giảquốc tếquan tâm nghiên cứu từlâu. Đặc biệt, trong
    những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã công bốrất
    đáng chú ý vềquá trình di cư, địa vịchính trị, đời sống kinh tếvăn hóa, và tổ
    chức xã hội của Cộng đồng người Việt ởThái Lan. Nhưng cho đến nay, trong
    lĩnh vực vềnhân học văn hóa vẫn chưa có một công trình nào tập trung đi sâu
    vào tìm hiểu nghiên cứu chuyên biệt vềquá trình bảo lưu, hội nhập và biến đổi
    văn hoá của một Cộng đồng người Việt điển hình ởThái Lan.
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ởnước ngoài
    Việc nghiên cứu Cộng đồng người Việt ởThái Lan đã được các học giả
    người phương Tây nhưPháp, Mỹvà các học giảlà người Thái Lan nghiên cứu
    từrất sớm. Các công trình nghiên cứu của các học giảnước ngoài chủyếu tập
    chung vào địa vịthân thế, hoàn cảnh nhập cưvà các chính sách của Thái Lan đối
    với người Việt sinh sống tại Thái Lan.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Đào Duy Anh (1997), Việt Nam văn hóa sửcương, NXB Văn hóa thông
    tin, Hà Nội.
    2. VũThịVân Anh (2007), “Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt
    đến Lào”, Nghiên cứu Đông Nam Á (2), tr. 37-43.
    3. Thái Duy Bảo (2007), “Góp phần xây dựng chính sách giáo dục ngôn ngữ
    tiếng Việt ởHải ngoại: Quan sát ởÚc châu, Nghiên cứu Đông Nam Á,(2),
    tr. 92-98.
    4. Nguyễn Đình Bin (2003), “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác đối
    với người Việt Nam ởnước ngoài, Tạp chí Cộng sản (35), tr. 3-8.
    5. Nguyễn Đình Bin (2003), “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác đối
    với người Việt Nam ởnước ngoài”,Tạp chí Cộng sản(35), tr. 3-8.
    6. Phan KếBính (2005), Việt nam phong tục, NXB Văn học, Hà Nội.
    7. Pusadee Chamdavimol (1998), Người Việt Nam ởThái Lan, Bangkok.
    8. Nguyễn ThịPhương Châm (2007), “Quá trình biến đổi văn hóa của Cộng
    đồng người Việt ởVạn Vĩ, Quảng Tây, Trung Quốc”, Nghiên cứu Đông
    Nam Á,(2), tr. 85-91.
    9. Nguyễn ThịPhương Châm (2006), Nghi lễhôn nhân của người Kinh ở
    Trung Quốc, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
    10. Nguyễn TừChi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, NXB
    Văn hóa thông tin, Hà nội.
    11. Nguyễn Bảo Chung (2008), Chính sách của Việt Nam đối người Việt Nam
    ởnước ngoài trong thời kỳ đổi mới, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
    12. Đặng Văn Chương, Trần Quốc Nam (2007), “Hoạt động yêu nước của
    người Việt ởThái Lan trong mối quan hệvới cách mạng Việt Nam nửa
    đầu thếkỷXX”, Nghiên cứu Đông Nam Á, (4), tr. 23-29.
    157
    13. Ủy ban vềngười Việt Nam ởnước ngoài (2005), Cộng đồng người Việt
    Nam ởnước ngoài: Những vấn đềcần biết, NXB Thếgiới, Hà Nội.
    14. Philippe Courtine (1994), “Cộng đồng người Việt trong khu người Hoa ở
    Băng Cốc, một sự đồng hóa trăm năm“, Nghiên cứu Đông Nam Á, (3), tr.
    53-71.
    15. Annuska Derk; Nguyễn Thành Văn (dịch) (2005), Bức tranh người Việt ở
    Campuchia, Viện Đông Nam á, Hà Nội.
    16. Trần Trọng Đăng Đàn (2005), Người Việt Nam ởnước ngoài không chỉcó
    "Việt Kiều", Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.
    17. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ởnước ngoài, Hà Nội
    18. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Đông Nam á, NXB Khoa học xã hội,
    Hà Nội.
    19. Đặc san hội hữu NghịViệt Nam- Thái Lan 1976-2001, (2001). Hội hữu
    nghịViệt Nam- Thái Lan, Hà nội.
    20. Grant Evant (chủbiên) (2001), Bức khảm văn hóa Châu á: Tiếp cận nhân
    học, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    21. Nguyễn ThịGiang, Nguyễn Việt Hồng (1994), “Vài nét vềNguyễn ái
    Quốc - HồChí Minh đối với nước Xiêm (Thái Lan)”, Nghiên cứu Đông
    Nam Á, (2), tr. 95-96.
    22. Trần Văn Giàu (1990), Việt Kiều ởThái Lan, hồi ức và suy nghĩ, Tập san
    khoa học trường Đại học Mởbán công TP HồChí Minh.
    23. Song Hà (2002), “Tết của người Việt Nam ởThái Lan”, Báo Nhân dân
    (ngày 3/2/2002), tr.4.
    24. VũHạnh (A.Pazzi) (1999), Người Việt cao quý, Nxb Mũi Cà Mau, Cà
    Mau.
    25. Andrew Hardy (2001), “Người Việt Nam ởThái Lan qua các biến cốcủa
    Chiến tranh”, Tạp chí Xưa Nay, 98 (146), tr.7-9.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...