Luận Văn đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người khmer ở tỉnh kiên giang

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TÂM LINH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG



    LỜI CẢM ƠN


    Thời gian thấm thoát trôi qua thật nhanh. Bốn năm học ở giảng đường Đại học em đã được tiếp thu và học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm thật quý báu. Sau bốn năm học mỗi sinh viên của trường Đại học càn Thơ nói chung và của khoa Khoa học Chính trị nói riêng đã và đang chuẩn bị cho mình những hành trang để bước vào cuộc sống mới.


    Trong thời gian còn lại này, nhiệm vụ quan trọng của chúng em là hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đây cũng là kết quả của bốn năm học tập và rèn luyện ở trường dưới sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô. Để hoàn thành tốt luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân mình, còn có sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn và tập thể lớp.


    Vì thế trang viết đầu tiên này, em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy Nguyễn Thanh Sơn - người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô của khoa: Khoa học Chính trị, đặc biệt là thầy cô bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Cảm ơn các bạn lớp sư phạm Giáo dục công dân khóa 31, các bạn cùng nhóm đã đóng góp những ý kiến hay để tôi có thêm nhiều kiến thức và tự tin hoàn thành nhiệm vụ của mình.
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .2


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .2


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2


    5. Kết cấu của đề tài .3


    NỘI DUNG 4


    Chương 1: VÀI NÉT VỀ DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG 4


    1.1. Đặc điểm địa lý, dân số dân cư và sản xuất vật chất của người Khmer .4


    1.1.1. Đặc điểm địa lý 4


    1.1.2. Đặc điểm dân số - dân cư và sản xuất vật chất 6


    1.2 Người Khmer .7


    1.3 Mối quan hệ giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác ở Kiên Giang .11


    Chương 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TÂM LINH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG .14


    2.1 Tâm linh trong đời sống đạo đức cá nhân .15


    2.2 Tâm linh trong đời sống cộng đồng của người Khmer .17


    2.2.1 Đời sống tâm linh của người Khmer gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo .17


    2.2.2 Mọi lễ nghi ngoài đời đều gắn liền với Phật giáo 20


    2.2.3 Chùa - phương tiện thỏa mãn tâm linh Phật giáo 31


    2.3 Một số nét độc đáo khác trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người


    Khmer 39


    2.3.1 Tín ngưỡng thần linh 39


    2.3.2 Lễ cúng và đeo dây bùa 43


    MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAY LỜI KẾT LUẬN ĐÊ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN


    NAY 46


    PHỤ LỤC 51


    PHỤ LỤC 1 .51
    PHỤ LỤC 2
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
    55
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực tận cùng của Tổ quốc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, được định hình rõ nét và có bề dày lịch sử chỉ hơn 300 năm nhưng nơi đây có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, đã tạo nên một sắc thái đặc biệt để tạo ra một nền văn hóa độc đáo, phong phú. Phong phú về các lĩnh vực đời sống tâm linh, về tín ngưỡng, về phong tục tập quán và các luồng văn hóa mới khác.


    Người Khmer là một dân tộc có dân số đông đứng thứ tư sau người Kinh, người Tày, người Thái, trong số 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Việt Nam. Hầu hết người Khmer tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bào Khmer vốn có truyền thống cần cù lao động, thông minh, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp-hoạt động sản xuất là chủ yếu, lại có bản sắc dân tộc hết sức độc đáo mang tính nhân văn cao thể hiện qua những áng thơ ca, truyện kể kỳ thú, các loại hình sân khấu dân gian và những ngôi chùa Phật giáo mang vẻ đẹp sắc thái nghệ thuật phương Đông. Nền văn hóa đó đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm cho kho tàng văn học dân tộc Việt Nam.


    Tỉnh Kiên Giang có ba dân tộc chính: Việt, Khmer, Hoa. Trong đó người Khmer chiếm 14,2% dân số. Trong quá trình cộng cư, người Khmer ở Kiên Giang đã gắn kết với người Việt, người Hoa trong đấu tranh với thiên nhiên trong buổi đầu khai hoang, lập làng, mở đất. Hơn thế nữa, người Khmer ở Kiên Giang đã chung sức và chung lòng với người Việt và người Hoa chiến đấu ròng rã mấy mươi năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nước mạnh, dân giàu, hạnh phúc, ấm no.


    Người Khmer đã cùng với người Việt, người Hoa tạo ra sự đa dạng cho văn hóa Kiên Giang. Nói cách khác, trên đất Kiên Giang đã diễn ra sự giao thoa văn hóa giữa ba dân tộc một cách rõ nét, trong đó văn hóa người Khmer đã góp phần tích cực. Điều đó thể hiện rõ nét trong văn hóa vật thể và phi vật thể, trong các công trình kiến trúc, trong công cụ lao động thủ công, trong ngôn ngữ hàng ngày, trong món ăn, thức uống của người Kiên Giang.
    Với những lý do đó nên sau khi đã suy nghĩ và tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn tôi đã chọn đề tài: “Đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Khmer ở tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài luận văn này, người viết muốn đem những khả năng và hiểu biết của mình để đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu khoa học.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


    Mục đích của luận văn này là tìm hiểu về “Đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Khmer ở tỉnh Kiên Giang”. Đe đạt được mục đích trên, luận văn cần đạt được những nhiệm vụ chủ yếu sau:


    Một là, nêu được vài nét về dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang.


    Hai là, tìm hiểu về đời sống văn hóa tâm linh trong cộng đồng người Khmer ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.


    Ba là, luận văn nêu lên một số những phương hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về nâng cao đời sống văn hóa cho người Khmer trong tỉnh hiện nay.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Văn hóa tâm linh là một bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy nó là bổn phận của mọi người và là nhiệm vụ là chức năng của các cơ quan hoạt động có liên quan đến văn hóa.


    Bản sắc dân tộc trong văn hóa là những nét đẹp truyền thống, được hình thành từ xa xưa trong lịch sử dân tộc, qua thời gian, văn hóa một dân tộc có thay đổi, cách tân, bổ sung trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác. Song cái cốt lõi, cái riêng của dân tộc để phân biệt với nền văn hóa khác không thay đổi. Trong khuôn khổ luận văn này, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng chỉ đề cập tới một số nét trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Khmer ở tỉnh Kiên Giang chứ không đi sâu nghiên cứu nền văn hóa này nói chung.


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài


    Đe thực hiện luận văn này, trước hết tác giả đã đứng trên lập trường của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, các phương hướng của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh
    đó, tác giả đã đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan của các tác giả, truy cập tài liệu trên Internet, tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè .để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của mình.


    về phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp: Lôgic và lịch sử, phân tích đánh giá, tổng hợp so sánh và gắn với lý luận thực tiễn để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.


    5. Kết cấu của đề tài


    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm: 2 chương và 6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

    • 53-.pdf
      Kích thước:
      15.9 MB
      Xem:
      1
    • 53-.pdf
      Kích thước:
      15.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...