Báo Cáo Đời sống tinh thần công nhân nữ nhập cư tại Tp.HCM

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU:​ 1.Lý do chọ đề tài:
    Xu thế quốc tế hóa toàn cầu cùng với chính sách mở cửa của nhà nước ta là một thuận lợi lớn trong công cuộc phát triển kinh tế.Chính nhờ vậy mà trong những năm trở lại đây nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh.Quá trình này cũng đồng thời dẫn đến tình trạng đô thị hóa và sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở các thành phố lớn.sự xuất hiện nhanh chóng của các khu công nghiệp đòi hỏi một lực lượng lớn lao động
    Nhu cầu tìm kiếm lao động tại các thành phố lớn diễn ra mạnh đến đâu thì quá trình lao động đổ dồn lên thành thị mạnh tới đó.Phần lờn là lao động từ các vùng quê nghèo di cư lên nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm nuôi sống bản thân và gia đình.
    Là một trong những thành phố lớn nhất cả nước,thành phố HỒ CHÍ MINH hội tụ rất nhiều tiềm năng phát triển trong đó cơ hội tìm kiếm việc làm khá cao,thu hút một lực lớn lao động từ khắp các tỉnh thành trên cả nước di cư đến.
    Quá trình di cư ban đầu chủ yếu là lao động nam ,song vài năm trở lại đây tình hình này đã chuyển sang một xu hướng khác với phần lớn là lao động nữ di cư đến cũng với mong muốn có thể nuôi song bản thân và nuôi sống gia đình.
    Nam giới có thể đi làm xa nhà và giao phó công việc chăm sóc gia đình cho mẹ,vợ.Vậy một câu hỏi dặt ra là khi người lao động nữ đi làm xa thì gia đình của họ sẽ như thế nào? Vì sao lao động nữ lại phải bươn trải nơi đất khách quê người để nuôi sống bản thân và gia đình?Cuộc sống của họ như thế nào khi “tay trắng” lên thành phố kiếm việc?Những suy nghĩ trăn trở của họ khi xa gia đình?
    Cũng trong hoàn cảnh này,là một đứa con của một nữ công nhân đang bươn trải nơi đất khách quê người hơn ai hết tôi thấu hiểu nỗi thống khổ của mẹ tôi khi một lúc bà vừa phải vật lộn với cuộc sống bon chen,ngạt thở ,sự leo thang của giá cả nơi đô thị ,vừa phải đối mặt với sự dằn vặt khi phải xa chồng con.
    Cảm nhận thôi chưa đủ,phải tận mắt chứng kiến cuộc sống của nữ công nhận nhập cư mới có thể đưa ra những kết luận chính xác.Hai năm sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi nhận ra được nhiều điều,cái khổ về vật chất đôi lúc chẳng là gì đối với những nữ công nhân nhập cư này nhưng sự “nghèo nàn” về tinh thần có khi đủ sức phá hủy hết niềm tin vào cuộc sống của họ,và có thể đưa họ sa vào những “vũng bùn lầy” của cuộc đời.
    Tất cả những lý do trên là động lực thúc đẩy tôi vượt qua rào cản của sự thiếu tự tin ở bản thân để thực hiện đề tài với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời chia sẻ sự hiểu biết này tới các bạn sinh viên.
    Thực hiện đề tài này cũng là cái mốc đánh dấu trong sự nhận thức chín chắn về hiện thực cuộc sống của tôi với tư cách là một cán sự xã hội trong tương lai.
    2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
    2.1.Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài xoay quanh đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh nên đối tượng nghiên cứu trong đề tài này tập trung đi sâu vào các mặt của đời sống tinh thần như học tập,vui chơi,giải trí,thể thao,các mối quan hệ và các mặt hoạt động xã hội khác của chị em công nhân nữ.
    2.2 Khách thể nghiên cứu:
    Để đáp ứng đúng nội dung của đề tài khách thể nghiên cứu là công nhân nữ nhập cư đang làm việc tại các công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ,trong đó điển hình là công nhân nữ nghành dệt may.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đây là đề tài nghiên cứu về trường hợp do vậy địa điểm chọn để nghiên cứu là khu vực thành phố Hồ Chí Minh
    4. Mục tiêu nghiên cứu:
    4.1 Mục tiêu chung:
    Nhìn một cách tổng quát thì toàn bộ nội dung của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ dưới tác động của hoàn cảnh xã hội,qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết thực trạng
    4.2 Mục tiêu cụ thể:
    1. Tình hình di dân tại TPHCM từ 2000-2008
    2. Thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh
    2.1 Các mối quan hệ của công nhân nữ nhập cư với lãnh đạo công ty,bạn bè,gia đình
    2.2 Quá trình tham gia vào các hoạt động học tập,vui chơi,giải trí,thể dục thể thao. Mức độ tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng như sách,báo,tivi,radio,internet.
    2.3Tình hình tham gia vào các hoạt động xã hội như đi bộ,ủng hộ đồng bào bão lũ
    3. các chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ và đáp ứng nhu cầu lao động nữ nhập cư.
    5. Ý nghĩa đề tài:
    5.1 Ý nghĩa về mặt lý luận:
    Đề tài nghiên cứu được hoàn thành góp phần vào việc áp dụng các lý thuyết xã hội học,kỹ năng phân tích giới. Đồng thời góp phần nhỏ trong lý luận nghiên cứu về đời sống của cồng nhân nữ nhập cư
    5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
    Trước hết quá trình nghiên cứu đã giúp người thực hiện đề tài bổ sung một lượng kiến thức thiếu hụt về thực trạng đời sống công nhân nữ nhập cư tại nơi mình đang học tập,đặc biệt là về mặt tinh thần
    Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và tất cả những người quan tâm đến đời sống của công nhân nữ nói chung và công nhân nữ nhập cư nói riêng.
    Những kiến nghị trong đề tài sẽ là những điều tham khảo cho giới lãnh đạo công ty,những cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và các nhà hoạt động xã hội.
    6. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích thông tin:
    6.1 Nguồn dữ liệu:
    Trong nghiên cứu này có kế thừa nguồng dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước của các tác giả,ngoài ra người nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu mà bản thân thu thập được qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách,báo,tivi,radio,internet và quá trình quan sát trong suốt thời gian học tập sinh sống tại địa bàn thành phố.
    6.2.Phương pháp xử lý thông tin:
    Do sử dụng tài liệu thứ cấp là chính nên phương pháp sử lý thông tin chủ yếu là khái quát,tổng hợp,quan sat,định tính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...