Tiến Sĩ Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo - những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
    Năm 2013
    MỤC LỤC
    Trang

    [TABLE="width: 622, align: center"]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
    MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Một số quan điểm ngoài macxit
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Về khái niệm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa
    [/TD]
    [TD]84
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức
    [/TD]
    [TD]96
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]109
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay
    [/TD]
    [TD]115
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3. Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây
    [/TD]
    [TD]137
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vì sự phát triển đất nước
    [/TD]
    [TD]146
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]
    153
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]
    157
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại từ lâu cùng với xã hội loài người. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, trong từng khu vực cụ thể, tín ngưỡng, tôn giáo có những vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với đời sống xã hội. Sự tồn tại của các tín ngưỡng, tôn giáo và những quan hệ nội tại của các tôn giáo cũng như giữa tôn giáo với đời sống xã hội không bất biến, chúng phát triển, biến động tương ứng với những biến động của đời sống vật chất và nhu cầu tinh thần của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
    Xưa nay, ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống con người; nguồn gốc, bản chất, chức năng cũng như cơ chế tác động, sự tồn tại, xu hướng vận động, phát triển và vai trò, sự tác động nhiều mặt của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội nói chung . luôn là những vấn đề hết sức phức tạp và không phải khi nghiên cứu người ta bao giờ cũng tìm được những lời giải thích thỏa đáng và sự đồng thuận.
    Trước đây, đã có lúc nhiều người cho rằng, khi nhận thức con người phát triển tới trình độ cao, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khi đời sống con người sung túc, . thì ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống con người sẽ thu hẹp dần và thậm chí nó tự tiêu vong. Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Cùng với những biến động hết sức to lớn trong đời sống chính trị nhân loại, cùng với những vấn đề mới được đặt ra trong nhận thức và quá trình chinh phục thế giới khách quan do chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang lại ., đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có những biến động mới. Nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng và thay đổi màu sắc để thích nghi với những chuyển biến hết sức mạnh mẽ của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội đang diễn ra trên thế giới và trong từng khu vực. Ở nhiều nơi, các hình thức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra phức tạp. Một số quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo, giữa một số tổ chức tôn giáo với nhau hoặc giữa các cộng đồng thù địch mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo đã có lúc biến thành xung đột bạo lực, cản trở sự phát triển của xã hội.
    Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới toàn diện đất nước và sự thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phận lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Với sự “phục hưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phong phú. Có thể nói, lần đầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm, như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới. Một xu hướng khác là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trên quy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư nước ngoài lan rộng tại nhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt đã từng lao động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong các hoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng Ngoài ra, ngay trong tín ngưỡng truyền thống, bên cạnh việc gia tăng các hoạt động thờ cúng vốn đã có lịch sử lâu đời lại xuất hiện nhiều biểu hiện mới (hoặc không mới nhưng ở một mức độ phổ biến hơn) như lên đồng, cầu siêu, giải hạn, cầu an, tìm mộ, gọi hồn,
    Cùng với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật, đã xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với xã hội. Chẳng hạn, đã có tình trạng nhân danh truyền giáo để thực hiện những mục đích phi tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống, ảnh hưởng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền. Các hoạt động hành lễ mang tính chất mê tín, dị đoan; các hiện tượng tệ nạn xã hội ăn theo sự bùng phát lễ hội làm méo mó đời sống lễ hội ảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội Cũng đã xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm, thậm chí là cách hành lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Điều đáng nói là những hiện tượng tôn giáo mới này vẫn có khả năng thu hút một bộ phận không nhỏ người dân tin theo và có khả năng tập hợp tín đồ mở rộng địa bàn hoạt động, ảnh hưởng. Thậm chí đã xẩy ra xung đột giữa chính quyền ở một số địa phương với các tổ chức tôn giáo mà nhiều khi không phải do nguyên nhân tín ngưỡng, tôn giáo
    Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, xem xét đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo, một mặt đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mặt khác chống các hiện tượng lợi dụng tôn giáo cũng như các sinh hoạt tôn giáo cuồng tín, bí hiểm, bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia đang là một đòi hỏi mang tính cấp bách.
    Góp phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả về phương diện lý luận và cả về phương diện thực tiễn, từ cách tiếp cận triết học, chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
    Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học; trên cơ sở đó nêu khuyến nghị và một số giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.
    Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    - Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    - Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay.
    Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều cách tiếp cận. Chúng tôi tán thành quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao hàm toàn bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã hội” [dẫn theo 155]. Trên cơ sở quan niệm này, chúng tôi cũng sẽ đưa ra định nghĩa riêng nhằm chi tiết hóa để dễ thao tác hơn (xem phần 2.4).
    Phạm vi nghiên cứu: Cả hai mặt của đời sống tôn giáo được xác định như trên là rất phong phú, việc xem xét cả hai mặt đó một cách chi tiết, cụ thể thì chắc chắn không thể có công trình nghiên cứu nào bao quát hết được. Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ triết học, mã ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, công trình này không đi sâu chuyên nghiên cứu về bản thân các tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là toàn bộ các quan hệ nội bộ của các tôn giáo cũng như các biểu hiện thực hành đa dạng của chúng. Chúng tôi, từ cách tiếp cận của mình, chủ yếu muốn nghiên cứu, tìm hiểu về vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng, tác động của tín ngưỡng, tôn giáo tới một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời lựa chọn nghiên cứu một số vấn đề, hiện tượng thuộc các vấn đề nội tại của tôn giáo, tức các quan hệ nội bộ của tín ngưỡng, tôn giáo, giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay.
    Luận án cũng không đi sâu miêu tả, nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở từng địa phương cụ thể.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài viết, luận án, các tư liệu điều tra, khảo sát có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án.
    Về mặt phương pháp, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu so sánh
    5. Đóng góp mới của luận án
    Từ góc độ triết học về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, luận án đã phân tích và làm rõ được những vấn đề sau đây trên các phương diện lý luận và thực tiễn:
    - Luận án đã định nghĩa khái niệm “đời sống tín ngưỡng, tôn giáo”.
    - Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề quan hệ giữa tôn giáo với chính trị; vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa; vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức.
    - Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề lịch sử tôn giáo ở Việt Nam; vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo và vấn đề về sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.
    - Luận án đã đề xuất 4 khuyến nghị và 6 giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
    - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn chính sách về những vấn đề thuộc đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án góp phần củng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa vô thần khoa học. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bài viết của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 04 chương, 13 tiết và kết luận các chương.
     
Đang tải...