Tiểu Luận Đời sống kinh tế, xã hội dân tộc Mường ở Hòa Bình

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hòa Bình từ lâu đời là địa danh nổi tiếng với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Tiêu biểu cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất lịch sử này,các dân tộc anh em đã cùng đoàn kết gắn bó,xây dựng và bảo vệ quê hương và tạo nên những bản sắc riêng của cư dân Hòa Bình.
    I-Đôi nét về dân tộc Mường.
    [​IMG]
    Người Mường là dân tộc bản địa cư trú rất lâu tại vùng Hòa Bình.Dân tộc Mường sống hài hòa với thiên nhiên và bảo lưu khá toàn vẹn những nét văn hóa đặc trưng cuả người m
    Mường như duy trì nhà sàn và những nét sinh hoạt dân gian. Người mường tự gọi mình là mol và có tên gọi khác là Mual,Moi.Autá, Aota.Ngôn ngữ của người Mường thuộc ngôn ngữ Viêt-Mường và cư trú nhiều nhất ở vùng Hòa Bình,còn lại sống rải rác ở Thanh Hóa,Phú Thọ,Sơn La .Lịch sử hình thành có cùng nguồn ngốc vơi người Việt,cư trú lâu đời ở miền nùi và trung du,người Mường cư trú lâu đời tại Hòa Bình.
    Văn hóa: Dân tộc Mường sống hài hòa với thiên nhiên và bảo lưu khá toàn vẹn nhưng nét văn hóa dân gian. Kho tàng văn nghệ dân gian của người mường khá phong phú các thể loại như thơ dài.mo, truyện cổ tích.Ngoài ra còn có hát ru em,bọ meng,nổi bật nhất là tập sử thi Đẻ đất đẻ nước.
    Hoạt động:Người Mường sống định canh định cư miền núi,nơi có nhiều đất sản xuất,gần đường giao thông thuận lợi cho việc làm ăn.Người Mường trồng lúa nước từ lâu đời,lúa nước là cây lương thực chủ yếu,ngoài ra người Mường còn khai thác thiên nhiên lâm thổ sản phục vụ thêm cho nhu cầu cuộc sống. Đây là đôi nét giới thiệu về người Mường,sau đây xin mời các bạn theo chân nhóm chúng tôi nghiên cứu về một thôn là địa bàn cư trú của người Mường tại xóm Dom xã Yên Lạc Huyện Yên Thủy Tỉnh Hòa Bình.

    II-Đôi nét về thôn bản
    Thôn mà cả nhóm nghiên cứu là một thôn ở một huyện cách khá xa thành phố Hòa Bình, là một thôn khá rộng có vị trí khá thuận lợi vì nằm ven thị trấn. Trước đây điều kiện giao thông đi lại khó khăn, nhưng trong vòng 7 năm trở lại đây, với sự quan tâm của đảng và nhà nước thì những con đường đã được xây dựng thành những con đường liên thôn,liên xã đi lại khá thuận lợi, ô tô có thể đi lại nên rất thuận tiện cho việc chuyên trở hàng hóa. Ngoài ra thì thôn còn có vị trí địa lý tương đối thuận lợi,phía bắc giáp với thị trấn, phía tây thì giáp với 2 xã khác của huyện và phía tây cũng là chợ buôn bán trung tâm của huyện. Với điều kiện như vậy rrats thuận lợi cho việc đi lại của người dân và thuận tiện cho việc giao thương buôn bán.
    Từ thôn đến trung tâm xã và thị trấn 5km. Thôn nằm ở phía nam của tỉnh Hòa Bình, lại giáp với Ninh Bình nên từ thôn lên thành phố Hòa Bình cách khoảng 80km.
    Thôn đã được thành lập từ rất lâu đời, đến những cụ già nhất trong thôn cũng không nhớ nổi thôn được thành lập từ bao giờ nữa, chỉ biết là trước năm 1960 thôn đã có tên là Chiêm và bây giờ được đổi thành Dom. Theo như lời của bác trưởng thôn và một số cụ già trong làng thì dòng họ Bùi là dòng họ có công thành lập thôn. Và sau đó thì có thêm một vài người dân tộc kinh lên đây sing sống và có thêm một vài họ khác.
    Vì là một địa phương của người dân tộc mường nên người mường chiếm số lượng đô ng nhất có 585/715 nhân khẩu ( 138à người dân tộc kinh hộ) tức là 82% dân số trong thôn , còn lại là dân tộc kinh .
    Nằm ở một địa phương có hồ thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á tính cho đến thời điểm 2012 ,nên nguồn điện được sử dụng trong thôn toàn bộ toon là hệ thống điện lưới bắt đầu sử dụng từ năm 1989 với lúc ban đầu chỉ có một số hộ sử dụng , nhưng đến khoảng năm 1995 tất cả 100% các hộ gia đình đều sử dụng điện trong sinh hoạt và
    sản xuất .
    Với điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay đời sống của người dân cũng đang được nâng lên , chính vì vậy mà các phương tiện sinh hoạt cũng ngày càng trở nên phổ biến với số lượng xe máy đến thời điểm nghiên cứu là khoảng 160 chiếc , với 7 ô tô .
    Về phương tiện nghe nhìn ngày càng sử dụng rộng rãi đáp ứng nhu cầu của người dân ti vi là khoảng 200 chiếc có một số gia đình có từ 2 đến 3 chiếc ,khoảng 63 tủ lạnh , bên cạnh đó là một loại phương tiện liên lạc khá phổ biến là điện thoại với số lượng là 384 chiếc điện thoại di động và 97 điện thoại bàn .
    Với những điều kiện sẵn có và sự nỗ lực không ngừng của người dân và sự quan tâm của đảng và nhà nước thì xóm Dom nói riêng và nhân dân tỉnh Hòa Bình nói chung đang cố gắng xây dựng quê hương ,đâtt nước giàu đẹp .
    III- – ĐỜI SỐNG KINH TẾ

    1-Nông nghiệp .
    ­ Trồng trọt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...