Luận Văn Đời sống của dân nhập cư làm việc tại khu chế xuất Linh Trung – Quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:

    Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quá trình đô thị hóa đã diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến một quá trình đô thị hóa với tốc độ cao chưa từng có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (TPHCM) và các tỉnh lân cận.
    Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường.
    Trong quá trình hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn không cao. Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc đơn giản trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi.
    Hai thách thức nổi bật của việc phát triển đô thị bền vững ở TP.HCM hiện nay là quy mô dân số quá lớn (7,2 triệu dân theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009) và ngày càng có khả năng tăng nhanh và tình trạng nhập cư vào thành phố tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ tăng cơ học vượt trên tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số thành phố. Nếu đối với cả nước, mức sinh là mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề phát triển dân số, thì ở TP.HCM vấn đề dân nhập cư đáng được đặt lên vị trí ưu tiên.
    Khu Chế xuất Linh Trung một trong những khu chế xuất trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nhiều công ty sản xuất, nhà máy chế biến. Lượng công nhân làm việc tại đây rất đông, trong đó đa số là dân nhập cư đến từ khắp mọi miền đất nước theo trào lưu di dân từ nông thôn lên đô thị.
    Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đời sống của dân nhập cư làm việc tại khu chế xuất Linh Trung – Quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh” là chủ thể nghiên cứu.

    2. Tình hình nghiên cứu:
    Trong những năm gần đây, với sự di chuyển mạnh mẽ của các dòng dân cư, những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân nhập cư đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với những qui mô khác nhau. Và sau đây là một số đề tài nghiên cứu đi trước:
    1.“Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: chất lượng cuộc sống của người di cư ở Việt Nam”, tồng cục thống kế và quỹ dân số Liên hiệp quốc
    Nội dung: Công trình cung cấp cho ta những phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa việc làm và sự tham gia vào thị trường lao động, điều kiện nhà ở và các điều kiện sống khác để đánh giá chất lượng cuộc sống của người di cư thay đổi như thế nào theo loại hình di cư, tình trạng đăng ký hộ khẩu và độ dài thời gian sống tại nơi chuyển đến. Bên cạnh đó, công trình còn cho thấy sự ảnh hưởng của tình trạng di cư với vấn đề nhà ở, thị trường lao động, sự hài lòng về nhiều khía cạnh của cuộc sống nơi chuyển đến. Kết quả của cuộc Điều tra nêu rõ được các đặc trưng và cơ sở thực nghiệm cho các nhà lập chính sách quốc gia phát triển các chính sách và khung pháp lý liên quan đến di cư trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp vùng và cấp quốc gia, đặc biệt ở khu vực nông thôn, đồng thời tôn trọng các quyền cơ bản của người di cư và giúp họ hoà nhập với xã hội nơi chuyển đến.
    Ưu điểm: Đây là cuộc điều tra mang tính toàn diện, bao quát được nhiều khía cạnh, nhiều vùng miền với những số liệu mang độ tin cậy, chính xác cao. Đồng thời, công trình cũng đưa ra được nhiều giải pháp có ý nghĩa.
    Nhược điểm: Vì đây là cuộc điều tra toàn quốc nên vẫn chưa thể đi sâu cặn kẽ, vì những vấn đề di dân ở từng vùng miền là khác nhau nên công trình vẫn chưa nêu rõ từng vấn đề cụ thể.
    2. “Nhập cư và nguồn lực phát triển trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Trần Nữ Hồng Phương, Viện nghiên cứu và phát triển thành Phố Hồ Chí Minh
    Nội dung: Nhập cư là một động thái dân số gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hồ Chí Minh nên không thể kìm hãm quá trình này bằng một thể chế kinh tế - xã hội với nhiều bất lợi cho người dân nhập cư. Vấn đề là phải tìm cách tạo ra các lợi thế để biến quá trình này thành những nguồn lực phát triển cho thành phố theo xu hướng của nền kinh tế tri thức. Thay đổi quan niệm của người dân nhập cư thông qua việc định vị lại hình ảnh của thành phố chính là cách thức tối ưu để hạn chế các xu hướng nhập cư gây bất lợi cho thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình phấn đấu trở thành trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao của Việt Nam và khu vực.
    Ưu điểm: Đề tài đã đưa ra một góc nhìn mới mẻ về người dân nhập cư, về vai trò cũng như sự hiện diện của họ là tất yếu. Cần thay đổi các chính sách quản lí vốn đã phân biệt đối xử rất lớn với người dân nhập cư
    Nhược điểm: Tuy đưa ra được những nhận định mới, đưa được định hướng giải quyếtt nhưng tác giả vẫn chưa hình thành giải pháp, kiến nghị cụ thể.
    3. “Đô thị hóa với vấn đề di cư tại thành phố Hồ Chí Minh”, Ths Lê Văn Thành, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
    Nội dung: Hai thách thức nổi bật của việc phát triển đô thị bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay là quy mô dân số quá lớn (7,2 triệu dân theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009) và ngày càng có khả năng tăng nhanh và tình trạng nhập cư vào thành phố tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Nếu đối với cả nước, mức sinh là mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề phát triển dân số, thì ở TP.HCM vấn đề dân nhập cư đáng được đặt lên vị trí ưu tiên. Đề tài đưa ra tốc độ gia tăng lượng dân nhập cư trong những năm gần đây, đặc điểm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư, từ đó đưa ra một số kiến nghị.
    Ưu điểm: Công trình đã gắn tình trạng nhập cư với đô thị hóa, từ đó, đưa ra các vấn đề giải quyết gắn liền với vấn đề đô thị
    Nhược điểm: Chưa đưa ra được cũng như giải quyết một cách triệt để những khó khăn trong cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân nhập cư.
    4. “Di cư trong nước: cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam”, Veronique Marx và Katherine Fleischer, Nhóm điều phối Chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của Các Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam
    Nội dung: Đề tài đi từ bối cảnh di cư trong nước vì lí do kinh tế đến tổng quan về di cư trong nước tại Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những chính sách, cơ cấu hành chính, khung pháp lí và hệ thống cấp hộ khẩu cũng như cuộc sống của người dân nhập cư. Cuộc nghiên cứu cũng đã chạm đến những góc khuất nhất của người dân nhập cư như: HIV/AIDS, sức khỏa sinh sản, bạo lực giới tính
    Ưu điểm: Nhận định một cách khách quan về hệ thống hành chính và những khó khăn trong cuộc sống mà người dân nhập cư phải chịu đựng như làm công việc chịu nhiều rủi ro, lương thấp hơn người dân sở tại, không được hưởng các chế độ trợ cấp, bảo hiểm, y tế
    Nhược điểm: Những giải pháp đưa ra đa phần đều mang tính chất của các dự án xã hội của các tổ chức phi chính phủ, chưa đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính lâu dài và rộng khắp.

    3. Mục đích, nhiệm vụ:
     Mục đích nghiên cứu:
    ã Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, về vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở cho dân nhập cư.
    ã Tìm hiểu sâu hơn về đời sống dân nhập cư (nghiên cứu tại Khu chế xuất Linh Trung, TPHCM): đời sống vật chất, tinh thần và nhu cầu hướng tới cuộc sống no ấm hơn.
    ã Thực trạng đời sống có được cải thiện sau khi di dân.
    ã Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.
     Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Trên cơ sở những mục đích trên, nhóm chúng tôi đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện là:
    ã Khảo sát tại Khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức, TPHCM) là nơi tập trung đông dân nhập cư.
    ã Xác định vấn đề cần tìm hiểu là đời sống và nguyên nhân di cư của đa số công nhân làm việc ở đây.
    ã Tìm hiểu bằng cách khảo sát thực tế, phát bản hỏi những công nhân là dân nhập cư đang làm việc ở Khu chế xuất Linh Trung.
    Dựa trên những thông tin vừa tìm hiểu, đề ra nguyên nhân và hướng giải pháp để cải thiện đời sống cho dân nhập cư. Đồng thời kiến nghị giải pháp cho việc quản lý nạn di dân ồ ạt do ảnh hưởng của đô thị hóa.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    Cơ sở lý luận:
    -Dân số là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội một địa phương, một đất nước. Dân số vừa có tư cách như một chủ thể làm ra của cải xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và các dịch vụ xã hội. Chỉ tiêu quy mô dân số, cơ cấu dân số, là những chỉ tiêu cơ bản làm nền tảng cho việc tính toán, xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch kinh tế xã hội trung và dài hạn.
    -Tổng quan về nhập cư: quá trình hội nhập với thế giới và tốc độ đô thị hóa đã biến Tp.HCM thành trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Kinh tế phát triển, đời sống người dân thành phố tăng cao, vô hình chung đã khiến nhiều người nghĩ Tp.HCM là cái cây hái tiền, khiến lượng dân từ nơi khác đến sinh sống và tìm việc ngày một tăng.Thành phố đang đứng trước tình trạng dân nhập cư quá tải.
    -Tìm hiểu một số khái niệm:
    o Nhập cư: là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới
    o Dân nhập cư: là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm trú.
     Phương pháp nghiên cứu:
    Áp dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp phân tích định tính, định lượng.
    - Phương pháp xã hội học: tổng quát về các đối tượng nghiên cứu, quan sát thực tế, sưu tầm tài liệu, lấy ý kiến
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan.
    - Phương pháp logic: sắp xếp các thông tin, dữ liệu và đề mục theo một trình tự hợp lý.
    - Phương pháp lịch sử: tìm hiểu về quá trình hình thành và phát sinh vấn đề.
    - Phương pháp phỏng vấn điều tra: việc điều tra thu thập dữ liệu được thực hiện bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị trước.
    - Phương pháp thống kê toán học.



    5. Ý nghĩa của đề tài:

    Di dân là một vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, có tầm quan trọng quốc gia cũng như liên quan mật thiết đến các địa phương, nơi đi cũng như nơi đến và nó liên quan đến nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hoá, xã hội.
    Di dân đến thành phố là một hiện tượng tất yếu trong quá trình đô thị hóa. Ảnh hưởng của dân nhập cư đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Di dân mang đến cho thành phố và các khu chế xuất, khu công nghiệp một lực lượng lao động đáng kể, đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên đời sống nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện, tình trạng thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần gây nhiều phản ứng phụ cho xã hội.
    Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp.
    Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về quá trình di dân cùng thực trạng và đời sống của dân nhập cư. Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, quản lý việc di dân và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
    6. Đóng góp mới của công trình:
    Trong những năm gần đây, vấn đề dân nhập cư đã được chính quyền và dư luận quan tâm, nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được tiến hành. Tuy nhiên, đa số những cuộc nghiên cứu trước đó đều trong phạm vi rộng, bao gồm nhiều khía cạnh chứ chưa chú tâm vào một phạm vi nhất định. Vì đặc thù của quê hương cũng như vùng miền mà người nhập cư tới lưu trú là khác nhau, nên những kiến thức khái quát sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai những đóng góp của công trình với từng địa phương khác nhau.
    Với đề tài: “Đời sống của dân nhập cư làm việc tại khu chế xuất Linh Trung – Quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm tác giả hi vọng với một phạm vi nhỏ và chỉ chuyên sâu tập trung về đời sống của người dân nhập cư sẽ đưa ra những hiểu biết mới nhất, rõ nhất, chân thật nhất từ những lao động nhập cư. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể, phù hợp với địa bàn sở tại, đáp ứng nguyện vọng cải thiện những bất cập trong cuộc sống vốn nhiều khó khăn cho người dân địa phương nói chung và dân nhập cư nói riêng nơi đây.

    7. Kết cấu của công trình:
    Ngoài phần mở đầu, phần nội dung đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1: Khái quát chung về dân nhập cư, 3 tiết

    Chương 2: Thực trạng dân nhập cư làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung (TPHCM), 3 tiết

    Chương 3: Nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị, 2 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...