Thạc Sĩ Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 1: ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC THUỘC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM - MỘT BỘ PHẬN CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM HIỆN NAY[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.[/TD]
    [TD]Khái quát về đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay và vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.[/TD]
    [TD]Đặc điểm của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC THUỘC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.[/TD]
    [TD]Khái quát về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.[/TD]
    [TD]Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ trí thức thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[/TD]
    [TD]38[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.[/TD]
    [TD]Xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC THUỘC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.[/TD]
    [TD]Những quan điểm cơ bản nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.[/TD]
    [TD]Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức thuộc liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[/TD]
    [TD]84[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]99[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]104[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]109[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã, đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Đối với nước ta, trong sự nghiệp CNH, HĐH, cuộc cách mạng KH&CN vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức lớn. Vì vậy, nếu đất nước ta biết tiếp thu có chọn lọc, ứng dụng kịp thời và phù hợp những thành tựu mới nhất của KH&CN vào thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu không biết tiếp thu và ứng dụng kịp thời thì khoảng cách chênh lệch về trình độ giữa nước ta với các nước tiên tiến ngày một xa hơn, sự nghiệp xây dựng CNXH cũng khó khăn hơn nhiều.
    Nhận thức rõ vấn đề này, trong Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [25, tr. 112].
    Với tư cách là chủ thể chính sáng tạo ra tri thức khoa học, đội ngũ trí thức Việt Nam chính là lực lượng đi đầu trong việc xây dựng nền tảng KH&CN cho sự phát triển của đất nước. Cho nên, nước ta cần phải phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, đặc biệt là đội ngũ trí thức thuộc lĩnh vực KH&CN.
    Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) là lực lượng nòng cốt của trí thức KH&CN Việt Nam, trong những năm qua đội ngũ này đã có những đóng góp to lớn vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước: Tham gia chuẩn bị, góp ý kiến cho các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; phổ biến kiến thức, khuyến khích đưa nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; Tư vấn, phản biện, giám định xã hội về khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội. Vì vậy, để tạo điều kiện cho đội ngũ này phát huy hơn nữa vai trò của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, ngày 11 - 11 - 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 45 - CT/TW: Về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Sau bảy năm thực hiện Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã đạt được nhiều thành tựu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần tạo tiền đề để KH&CN Việt Nam tiếp tục phát triển.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ này, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng và sự nghiệp xây dựng CNXH nói chung ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
    Để góp phần làm rõ vai trò, đặc điểm và nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tôi đã chọn đề tài : "Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức với nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau, trong đó có một số công trình khoa học đã đề cập đến các góc độ mà đề tài cần nghiên cứu tham khảo và kế thừa:
    - "Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước" (1995) - Đỗ Mười, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội : Tác phẩm tập hợp những bài phát biểu của Đỗ Mười về trí thức. Qua đó đã khẳng định quan điểm của Đảng ta về vai trò của trí thức và nhiệm vụ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước.
    - "Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng" (1995) - Phạm Tất Dong (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm hiện đại về "trí thức", trên cơ sở đó nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của thế kỷ 20. Từ việc nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu . đến tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay.
    - "Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (2001) - GS. Phạm Tất Dong (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội : Trên cơ sở nghiên cứu khái quát tình hình CNH, HĐH đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ; tác giả đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong CNH, HĐH, làm rõ ưu, nhược điểm của đội ngũ trí thức ở nước ta, từ đó đề xuất những định hướng trong hoạch định chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010.
    - "Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước" (1998) - PTS. Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch, Nxb Lao động, Hà Nội: Tác phẩm đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phân tích những hạn chế, ưu điểm của trí thức Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
    - "Một số vấn đề về trí thức Việt Nam" (1998) - Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nói chung đối với tiến bộ xã hội; làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách kinh tế - xã hội đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới.
    Một số bài viết về trí thức như: "Quan điểm và chính sách của V.I. Lênin đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa" của Trịnh Quốc Tuấn, Nghiên cứu lý luận, số 4, 1995; "Những bài học từ quan điểm của Lênin về trí thức', Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 4/1996; "Bài học từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2/2001; "Trí thức trong khối liên minh công - nông - trí vì sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay", Tạp chí Cộng sản, tháng 11/1999 "Bài học từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác về trí thức" trong cuốn "Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 của PGS.TS. Phan Thanh Khôi . Trong đó, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề: bản chất giai cấp của trí thức, chính sách sử dụng các chuyên gia tư sản, cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, xây dựng khối liên minh công - nông - trí, các giải pháp phát huy vai trò của trí thức .
    Bên cạnh đó, có một số Luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về vị trí, vai trò, đặc điểm, động lực sáng tạo của trí thức trong quá trình cách mạng Việt Nam như: "Vị trí và vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam" của Phạm Việt Dũng, Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1988; "Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay " của Phan Thanh Khôi, Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1992; "Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường Đại học ở nước ta hiện nay" của Phạm Văn Thanh, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2001; "Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới" của Trịnh Quang Cảnh, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2001; "Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Đình Minh, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2003; "Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp CNH, HĐH" của Nguyễn Xuân Phương, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2004 .
    Ngoài ra, còn có nhiều công trình khoa học, bài viết được đăng trên các Tạp chí liên quan ít nhiều đến trí thức, đến khoa học - công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH.
    Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có một đề tài khoa học, một công trình nghiên cứu nào đề cập đến đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam dưới góc độ luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. Do đó, đề tài nghiên cứu của tôi không trùng lắp với bất kỳ công trình khoa học nào trước đó.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích của luận văn:
    Trên cơ sở làm rõ thực trạng chung của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Luận văn nêu lên những quan điểm và giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
    - Nhiệm vụ của luận văn:
    + Trình bày một cách khái quát về đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay và vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phân tích những đặc điểm cơ bản của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
    + Phân tích thực trạng của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, xu hướng vận động của đội ngũ này trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    + Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chung nhằm xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhất là đặc điểm, vai trò của đội ngũ này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở Trung ương. Thời gian từ Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), và nhất là từ khi có Chỉ thị 45-CT/TW (1998) cho đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng ta về trí thức. Luận văn cũng kế thừa các nhân tố hợp lý của những thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến đề tài.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, .
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Làm rõ đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
    - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu của đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
    7. Ý nghĩa của luận văn
    - Góp phần làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách đối với đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
    - Làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề liên quan đến trí thức trong các môn lý luận chính trị Mác - Lênin.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...