Luận Văn Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang (97 trang)

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc đã đoàn kết gắn bó với nhau trong suốt trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn xác định: "Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam".
    Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta càng có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng các dân tộc ở nước ta, cũng như tiềm năng thế mạnh của từng dân tộc trên nguyên tắc "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau" góp phần xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

    Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị quyết và những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng, các miền trong nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đương nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở từng nơi, từng lúc còn có nhiều vấn đề đặt ra cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và đề xuất những giải pháp kịp thời.

    Cũng như đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Kiên Giang nói riêng có truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, cách mạng kiên cường đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trước đây và trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặc dù ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay đã có đổi mới và tiến bộ hơn trước, nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn và sự chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, trình độ dân trí giữa đồng bào các dân tộc thiểu số so với đồng bào Kinh, giữa đồng bào dân tộc thiểu số này so với đồng bào dân tộc thiểu số khác, ở cùng một địa bàn dân cư hay từng địa phương như ở tỉnh Kiên Giang hiện nay còn khá rõ rệt. Đặc biệt là tình trạng phân hóa giàu nghèo - do tác động của nền kinh tế thị trường - đang tiếp tục diễn ra trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực tăng lên và các mặt tích cực và tiêu cực của chúng luôn diễn ra đan xen và tác động nhiều mặt, nhiều chiều. Vấn đề dân tộc và tôn giáo trên thế giới còn đang diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình" hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kiên Giang ở vào một địa bàn rất "nhạy cảm" của đất nước, trong khu vực, cho nên những diễn biến tình hình nói trên tác động không ít đến tình hình trong tỉnh.

    Do đó, việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị để Kiên Giang tránh tụt hậu, hội nhập với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế phát triển của khu vực là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay" có ý nghĩa quan trọng và thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn, không những đáp ứng yêu cầu cấp bách mà còn có ý nghĩa lâu dài.

    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

    Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện bằng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, gần đây có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến nội dung của đề tài ở nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như: "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam", Ủy ban Dân tộc và miền núi, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Trịnh Quốc Tuấn: "Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4/1989; Bùi Xuân Trường: "Một số vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2/1996; Cư Hòa Vần: "Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 1/1998; Đặng Vũ Liêm: "Thực hiện chính sách dân tộc trong sự nghiệp đổi mới trên các vùng biên giới", Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 32/1996; Hoàng Đức Nghi: "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải thiện đời sống nhân dân", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2/1999; Nguyễn Khắc Mai: "Những vấn đề đặt ra đối với chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2/1998; Lâm Chí Việt: "Các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang góp phần dựng nước và giữ nước", các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
    Trong những năm qua có nhiều tác giả đề cập đến việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
    Tuy nhiên, hiện nay chưa có luận văn thạc sĩ triết học chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về đề tài: "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Kiên Giang hiện nay".

    Kế thừa kết quả của những công trình khoa học, những bài viết trước đây, luận văn tiếp tục nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

    - Đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang, chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me chiếm 12,19% và đồng bào dân tộc Hoa chiếm 2,16% so với tỷ lệ dân số trong toàn tỉnh, còn đồng bào các dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Do đó, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khơ-me (có ít nhiều so sánh với đồng bào dân tộc Hoa) cư trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
    - Thời gian khảo sát chủ yếu từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới cho đến nay.

    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

    4.1. Mục đích
    Mục đích của luận văn là góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất phương hướng giải pháp nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.

    4.2. Nhiệm vụ

    - Phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.
    - Xác định những nhu cầu bức thiết về đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.
    - Xác định phương hướng và giải pháp chủ yếu đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.

    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
    - Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Kiên Giang.
    - Để giải quyết các vấn đề đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn vận dụng tổng hợp phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, hệ thống, điều tra xã hội học.

    6. Đóng góp mới của luận văn

    - Luận văn góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc xác định những yêu cầu khách quan và nội dung của sự đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang. Từ thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng cho phù hợp với tình hình thực tế ở tỉnh Kiên Giang.
    - Kết quả đạt được trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những vấn đề liên quan đến dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy các môn dân tộc học, văn hóa học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học .

    7. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.

    MỤC LỤC


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CƯ TRÚ, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở KIÊN GIANG[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.[/TD]
    [TD]Đặc điểm cư trú và quá trình hình thành của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.[/TD]
    [TD]Tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.[/TD]
    [TD]Mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở KIÊN GIANG[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.[/TD]
    [TD]Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.[/TD]
    [TD]Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc và nhu cầu đổi mới thực hiện chính sách dân tộc ở Kiên Giang[/TD]
    [TD]49[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở KIÊN GIANG[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.[/TD]
    [TD]Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.[/TD]
    [TD]Phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]84[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]88[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...