Thạc Sĩ Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Hiện nay, vấn đề dân tộc đang là một trong những vấn đề thời sự có tính bức thiết trong đời sống chính trị xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ tính từ thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, trong hơn 80 cuộc xung đột, thì có tới 64 cuộc liên quan tới xung đột giữa các tộc người. Hậu quả của các xung đột dân tộc là tình trạng nội chiến kéo dài, phân ly dân tộc mà hậu quả trực tiếp của nó là sự đau khổ và mất mát thuộc về những người dân trong các cộng đồng dân tộc.

    Ở Việt Nam, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam độc lập thống nhất, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội, xã hội chủ nghĩa do nhân dân xây dựng là: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” [10, tr.2]. Trong thời gian qua cùng với công cuộc đổi mới về các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

    Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trị tinh thần truyền thống trong lịch sử và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của từng địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước.

    Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây bắc của tổ quốc, có địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là nơi có 21 dân tộc anh em sinh sống. Trong lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Điện Biên có truyền thống đoàn kết để sinh sống, sản xuất. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Điện Biên đã góp phần cùng với cả nước làm lên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Điện Biên cũng đã từng bước phát triển đi lên cùng với sự chuyển mình của cả nước. Việc thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, Điện Biên là một tỉnh nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn: thu nhập thấp, tình trạng thiếu đói, thất học với tỷ lệ tương đối cao.

    Các thế lực thù địch lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện “Âm mưu diễn biến hòa bình” gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

    Trước tình hình đó, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế -xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh, nhằm ổn định đời sống, bảo vệ quốc phòng-an ninh đang được đặt ra cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên hiện nay" không chỉ có ý nghĩa lý luận chung mà còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng cấp bách.
     
Đang tải...