Luận Văn Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay

    Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị quyết và những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng, các miền trong nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đương nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở từng nơi, từng lúc còn có nhiều vấn đề đặt ra cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và đề xuất những giải pháp kịp thời.
    Cũng như đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Kiên Giang nói riêng có truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, cách mạng kiên cường đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trước đây và trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặc dù ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay đã có đổi mới và tiến bộ hơn trước, nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn và sự chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, trình độ dân trí giữa đồng bào các dân tộc thiểu số so với đồng bào Kinh, giữa đồng bào dân tộc thiểu số này so với đồng bào dân tộc thiểu số khác, ở cùng một địa bàn dân cư hay từng địa phương như ở tỉnh Kiên Giang hiện nay còn khá rõ rệt. Đặc biệt là tình trạng phân hóa giàu nghèo - do tác động của nền kinh tế thị trường - đang tiếp tục diễn ra trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    Do đó, việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị để Kiên Giang tránh tụt hậu, hội nhập với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế phát triển của khu vực là một yêu cầu cấp thiết.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.
    Chương 1: đặc điểm cư trú, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa và mối quan hệ của các dân tộc ở tỉnh Kiên giang
    Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc , những vấn đề đặt ra trong đổi mới thực hiện chính sách dân tộc và nhu cầu đổi mới thực hiện chính sách dân tộc ở kiên giang
    Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở Kiên Giang




     
Đang tải...