Chuyên Đề Đổi mới về chính sách tài chính công ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải cách tài chính công là xu hướng phổ biến ở các nước có liên quan mật thiết với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và là yêu cầu bắt buộc đối với các nước khi tham gia vào các Tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Do vậy vấn đề làm rõ một số vấn đề lý luận về “chính sách tài chính công”, xác định mục tiêu, quan điểm và nội dung đổi mới chính sách tài chính công là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, vấn đề lạm phát ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt nam đang là vấn nạn. Vì vậy, việc đổi mới chính sách tài chính ngoài việc bảo đảm thực hiện những vấn chung của mỗi quốc gia, phải gắn liền với việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát hiện nay. Với cách đặt vấn đề như trên, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trình bày những vấn đề sau:
    1. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tài chính công
    Thuật ngữ "tài chính công" được dùng khá phổ biến trong các văn bản quản lý tài chính của các nước. Tuy nhiên ở Việt Nam thuật ngữ này mới du nhập vào trong những năm gần đây và được sử dụng rất hạn chế trong các văn bản quản lý tài chính của Nhà nước. Vì vậy, cho đến nay nhận thức về tài chính công dưới góc độ khái niệm, đặc điểm, phạm vi, chức năng, vai trò và đặc biệt là nội dung của chính sách tài chính công cũng có những quan niệm khác nhau.
    Có quan niệm đồng nhất tài chính công với tài chính Nhà nước và Ngược lại, lại có quan niệm đồng nhất tài chính công với tài chính quốc gia. Và vì vậy, đã làm sai lệch nội dung và bản chất của tài chính công. Hơn thế nữa là chưa xác định rõ về nội dung và vai trò của chính sách tài chính công trong việc thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với khu vực công hiện nay.
    Kinh tế thị trư­ờng vận động theo các quy luật kinh tế khách quan như­: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lư­u thông tiền tệ ., chính sự vận động của nền kinh tế thị tr­ường với các quy luật của nó, đã tạo ra những khủng hoảng kinh tế với quy mô khác nhau và gây ra sự tàn phá sức sản xuất xã hội, làm cho nền kinh tế thư­ờng xuyên rơi vào tình trạng mất ổn định. Thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy, Nhà nước phải biết nắm lấy công cụ tài chính công để tác động trở lại đối với nền kinh tế, mà quan trọng là điều chỉnh vĩ mô đảm bảo cho nền kinh tế xã hội phát triển ổn định và bền vững.
    Để sử dụng tốt công cụ tài chính công trong quản lý, điều tiết vĩ mô kinh tế đòi hỏi Nhà nư­ớc cần có một chính sách tài chính công thích hợp. Chính sách tài chính công là hệ thống các quan điểm, chủ tr­ương, biện pháp của Nhà nư­ớc trong việc sử dụng công cụ tài chính công để tác động vào quá trình hình thành và vận động của hệ thống tài chính và các quan hệ giữa chúng nhằm h­ướng vào thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đ­ược vạch ra trong chiến lư­ợc phát triển từng giai đoạn của đất nư­ớc.
    Thông qua chính sách tài chính công, Nhà nước thực hiện khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính công để kích thích tối đa sự vận động của nguồn lực khác của đất nư­ớc nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định môi tr­ờng kinh tế vĩ mô và nâng cao tiềm lực của nền tài chính quốc gia.
    Có thể nói, sức mạnh và hiệu quả của hệ thống quản lý vĩ mô của Nhà nước không chỉ biểu hiện ở cơ cấu, chức năng của bộ máy mà còn ở chính sách sử dụng công cụ tài chính công mà qua đó Nhà n­ước thực hiện sự can thiệp và điều khiển nền kinh tế vận động đến các mục tiêu kinh tế - xã hội mong muốn. Vì lẽ đó, chính sách tài chính công là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của chính sách kinh tế. Chính sách tài chính công một mặt phản ánh các quan điểm chỉ đạo của chiến lư­ợc kinh tế, mặt khác phải xác lập môi trư­ờng vận hành các quan hệ tài chính nhằm thực hiện hoá các chính sách kinh tế, kích thích và điều tiết các quan hệ kinh tế vận động theo định h­ướng của Nhà n­ước.
    2. Mục tiêu và quan điểm đổi mới chính sách Tài chính công giai đoạn tới
    Mục tiêu của chính sách tài chính công
    Với t­ư cách là một công cụ của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính công, nên vấn đề xuyên suốt của chiến l­ược đổi mới chính sách tài chính công phải thực hiện 3 mục tiêu chiến lư­ợc:
    Thứ nhất, tăng c­ường tiềm lực tài chính công; đồng thời tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể trong chi tiêu công để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế tăng trư­ởng bền vững và đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo.
    Thứ hai, thiết lập cơ chế phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với mục tiêu ­ưu tiên của chiến l­ược tăng tr­ưởng và giảm nghèo, ổn định môi trư­ờng bền vững và đảm bảo công bằng xã hội, phù hợp với cơ chế kinh tế thị tr­ường theo định hư­ớng xã hội chủ nghĩa.
    Thứ ba, nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch trong quản lý chi tiêu công; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của những ch­ương trình và cung cấp hàng hoá công cho xã hội; chi tiêu công thực sự trở thành thư­ớc đo năng lực, hiệu quả quản lý kinh tế xã hội của Nhà nư­ớc.
    Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thiếu kỷ luật trong việc lựa chọn chính sách sẽ dẫn tới tình trạng không gắn kết giữa chính sách và nguồn lực. Giữ kỷ luật tài chính tạo ra môi tr­ường khuyến khích thực hiện tốt mục tiêu thứ hai và thứ ba. Đến l­ượt mình, thực hiện tốt các mục tiêu này lại tác động đến giữ kỷ luật tài chính.
    Quan điểm đổi mới chính sách tài chính công
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...