Tiểu Luận Đổi mới văn hoá trong công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    ĐỔI MỚI VĂN HÓA TRONG CÔNG CUỘC THÚC ĐẨY TIẾN BỘ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
    Lời nói đầu


    Trên con đường xây dựng một đất nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, dân chủ thì chính sách mở cửa, đổi mới và hội nhập hiện nay đã thổi luồng sinh khí mới cho công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội này.
    Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì:
    Văn hoá và xã hội gắn bó hữu với nhau như hình với bóng. Có thể nói xã hội là bộ mặt của văn hoá, và văn hoá phải thông qua xã hội, làm nên môi trường xã hội, để tác động vào các lĩnh vực khác trong cuộc sống của con người và cộng đồng con người”.​[Phạm Văn Đồng - Văn hoá và xã hội trong Văn hoá và đổi mới, Hà Nội, Nxb CTQG 1994, trang 10].​
    Còn tiến bộ xã hội dưới cái nhìn triết học là một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử.
    Không phải mọi quan niệm đều đồng nhất và thống nhất với nhau về sự tiến bộ. Có thể liệt kê ra đây các quan điểm bi quan, những lập luận dẫn đến sự phủ nhận tiến bộ xã hội như. Từ thời xa xưa đã xuất hiện các tư tưởng cho rằng quá khứ luôn tốt hơn hiện đại Con người sinh ra đã mắc tội tổ tông sẽ bị chứng kiến ngày tận thế và chịu sự phán xử cuối cùng của Chúa (theo đạo Thiên chúa). Con người “sống gửi” mà “thác” mới “về” (Theo tiết lý của đạo Phật). Người ta còn tìm nguyên nhân làm suy thoái con người, suy đồi văn hoá, đạo đức xã hội chính là mặt trái của các tiến bộ vũ bão của khoa học kỹ thuật và nó trở thành một căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa.


    Song chúng ta cần xem xét sự phát triển của xã hội, của văn hoá dưới ánh sáng của quan điểm Macxit.
    Trong tác phẩm Toàn tập C.Mac và Ph.Angghen, Angghen viết rằng:

    Mỗi một sự tiến bộ trong sự phát triển hữu cơ đồng thời lại là sự thoái bộ vì nó củng cố sự phát triển hữu cơ đồng thời là sự thoái bộ, vì nó củng cố sự phát triển phiến diện và loại trừ khả năng phát triển theo nhiều khuynh hướng khác”. ​
    Theo lý luận như trên kinh tế xã hội của học thuyết Mác thì tiến bộ xã hội là một xu hướng khách quan của lịch sử.

    Trong quá trình lịch sử văn hoá, quá trình phát triển các giá trị văn hoá xã hội là những thành tự vĩ đại nhất của dân tộc ta. Quá khứ làm nên hiện tại phong phú, hiện tại và quá khứ này sẽ làm nên cái vốn giàu có nhất, quí báu nhất của một dân tộc.


    Với vốn hiểu biết nhỏ bé chúng tôi xin trình bày đề tài về “Đổi mới văn hoá trong công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội Việt Nam hiện nay” theo cấu trúc sau :


    I. KHÁI LUẬN VỀ TIẾN BỘ XÃ HỘI VÀ ĐỔI MỚI VĂN HOÁ
    II.THẮNG LỢI VÀ THÀNH ĐẠT CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VĂN HOÁ
    III. NHỮNG TIÊU CỰC ĐÃ, ĐANG NẢY SINH VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VĂN HOÁ
    IV. XU THẾ VÀ TRIỂN VỌNG


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...