Thạc Sĩ Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính tại Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh (Thạc sỹ hành

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn Thạc sỹ hành chính công này đã bảo vệ năm 2011 của tác giả, 9,0 điểm:

    Chương 1:
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA HÀNH CHÍNH

    1.1. Một số khái niệm cơ bản
    1.1.1. Khái niệm về thanh tra
    Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thanh tra” được hiểu là “Kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”[1]; theo Từ điển Hán Việt thì “thanh tra” được hiểu là “Xét rõ, điều tra để xác minh và xử lý”[2]. Như vậy, thuật ngữ “Thanh tra” hiểu một cách chung nhất là việc xem xét tại chỗ các hoạt động của đối tượng thanh tra nhằm xác minh và xử lý đối với những vi phạm của đối tượng này. Với vai trò là công cụ của quản lý nhà nước, mục đích chính của thanh tra là tham mưu cho chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát việc chấp hành pháp luật của các đối tượng quản lý (đối tượng quản lý cũng chính là đối tượng thanh tra). Ngoài việc phát hiện ra những sai phạm để xử lý thì thông qua công tác thanh tra, chủ thể quản lý nhà nước còn kịp thời điều chỉnh, khắc phục, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Do đó, thanh tra là khâu không thể thiếu được trong quản lý nhà nước, ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó cần có hoạt động thanh tra, quản lý nhà nước sẽ không đạt được hiệu quả nếu tách ly với hoạt động thanh tra.

    Theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 thì “Thanh tra” được hiểu “là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa”[3].

    Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2004 thì “Thanh tra” (hay còn gọi là Thanh tra nhà nước) có nghĩa: “là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”[4].

    Từ sự phân tích trên cho thấy, có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh tra trong từng giai đoạn, theo quan điểm riêng, tác giả cho rằng: “Thanh tra là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, nhằm xem xét làm rõ những hiện tượng, những vụ việc đúng, sai trong quá trình quản lý để phản hồi nhu cầu thông tin của công tác quản lý, đồng thời uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm và điều chỉnh chính sách, pháp luật chưa hợp lý, góp phần làm bộ máy trong sạch, vững mạnh”.

    1.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính

    Theo Luật Thanh tra quy định thì thanh tra hành chính là một bộ phận cấu thành của Thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra trong nội bộ bộ máy nhà nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới (thuộc quyền quản lý trực tiếp); là thanh tra của chủ thể quản lý này với chủ thể quản lý khác. Thanh tra hành chính mang tính kiểm soát nội bộ (được hiểu theo nghĩa rộng là nội bộ của bộ máy nhà nước hay nội bộ của bộ máy các cơ quan nhà nước, thường là theo hệ thống). Nếu như mục đích chung của thanh tra là “nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân"[5], thì mục đích cụ thể của hoạt động thanh tra hành chính là làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành.

    Như vậy, thuật ngữ thanh tra hành chính có thể được hiểu như sau: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp”[6].

    1.1.3. Khái niệm về tổ chức thanh tra

    Khái niệm về tổ chức có nhiều cách hiểu khác nhau (có thể hiểu dưới góc độ là: dùng để chỉ một cơ quan, đơn vị ; hoặc dưới góc độ là động từ để chỉ công việc) tùy theo góc độ tiếp cận. Tuy nhiên, quan trọng và khó nhất là việc thiết lập và duy trì hoạt động của một cơ cấu tổ chức. Đây là công việc liên quan chặt chẽ đến thành công hay thất bại khi triển khai nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức không phải là yếu tố bất biến mà nó luôn được nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đối với các nhà quản lý trước hết phải hiểu những vấn đề cơ bản của tổ chức và hoạt động của nó để trong quá trình triển khai chức năng, nhiệm vụ không xảy ra sai sót và làm cho hoạt động của cơ quan hiệu quả hơn.

    Cũng tương tự như vậy, các cơ quan thanh tra nằm trong tổng thể hệ thống các cơ quan nhà nước và cũng có đặc tính chung của cơ quan nhà nước đồng thời có đặc điểm riêng của các tổ chức thanh tra. Tổ chức thanh tra bao gồm các cơ quan thanh tra thực hiện chức năng do Nhà nước giao, nằm trong tổng thể bộ máy nhà nước. Đó là bộ máy có tính hệ thống từ trung ương đến địa phương (đến cấp quận), bao quát được các nhiệm vụ của công tác thanh tra. Để hoạt động của ngành Thanh tra được vận hành một cách khoa học, ổn định, đạt hiệu quả cao cần thiết kế tổ chức, bộ máy theo đúng các nguyên tắc về tổ chức, với các bộ phận, chức vụ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ theo một mục tiêu nhất định. Như vậy có thể khái quát rằng: tổ chức thanh tra chính là việc thiết lập và duy trì các bộ phận, chức vụ trong các cơ quan thanh tra và liên kết các bộ phận, chức vụ này với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra theo quy định của luật.

    Hiện nay, theo quy định của pháp luật về thanh tra ở nước ta thì hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra bao gồm[7]: cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Cụ thể:

    [HR][/HR][1] Trang 882, Từ điển Tiếng Việt do NXB Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm từ điển học xuất bản năm 1995

    [2] Trang 366, Từ điển từ Hán Việt do NXB TP.Hồ Chí Minh xuất bản năm 2001

    [3] Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990

    [4] Khoản 1 Điều 4 Luật Thanh tra năm 2004

    [5] Điều 3 Luật Thanh tra năm 2004

    [6] Khoản 2 Điều 4 Luật Thanh tra năm 2004

    [7] Điều 10, 13, 23 Luật Thanh tra năm 2004
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...