Tiến Sĩ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 9
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 25
    1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài và phạm vi vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của đề tài 27

    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 30
    2.1. Quan niệm về dân chủ và xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam 30
    2.2. Hội đồng nhân dân - thiết chế dân chủ ở địa phương 40
    2.3. Một số mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam 60

    Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM 75
    3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam 75
    3.2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay 96
    3.3. Ưu điểm và bất cập trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay 120

    Chương 4: NHU CẦU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    128
    4.1. Nhu cầu khách quan đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay 128
    4.2. Các quan điểm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay 132
    4.3. Các giải pháp bảo đảm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay 139
    KẾT LUẬN 171



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    1.1. Xét về bản chất, dân chủ và pháp quyền có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Có thể khẳng định Dân chủ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Chính vì vậy, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước. Dân chủ luôn luôn là mục tiêu lớn của cách mạng Việt Nam và dân chủ hóa là con đường để hiện thực hóa mục tiêu đó. Tuy nhiên, mở rộng dân chủ và quá trình dân chủ hóa phải được thực hiện trên một nền tảng pháp luật vững chắc và một cơ chế hoạt động hợp lý, có hiệu quả từ phía nhà nước. Xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh chính là một biện pháp quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế của chế độ dân chủ trước đây, góp phần tiếp tục đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa và đáp ứng tốt hơn đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12 tháng 01 năm 2011 đến ngày 19 tháng 1 năm 2011 đã tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Từ mục tiêu này, Đảng ta khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
    1.2. Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và ủy ban Hành chính (UBHC) (số 63/SL ngày 22-11-1945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho việc tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiết chế HĐND đã không ngừng được hoàn thiện, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong thực tế hoạt động của HĐND ở nhiều địa phương vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy một cách có hiệu quả vị trí, vai trò của mình.
    1.3. Cải cách hành chính nhà nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và nông thôn. Quá trình cải cách hành chính ở nước ta thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực, song trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc về thể chế, tổ chức bộ máy, con người và hiệu quả quản lý. Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở cả trung ương và địa phương, phân biệt chính quyền đô thị và nông thôn đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các địa phương trong những năm tiếp theo đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương, đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
    1.4. Hiện nay, Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường với mục đích qua thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét để có chủ trương sửa đổi Hiến pháp, pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
    Trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân, đơn vị hành chính huyện, quận, phường chỉ còn Ủy ban nhân dân, với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Việc nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường là yêu cầu bức thiết, góp phần kiến nghị đổi mới đồng bộ bộ máy chính quyền địa phương khi việc thí điểm đạt kết quả và triển khai trên diện rộng.
    Mặt khác, để có căn cứ sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, việc nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường khi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân là việc làm cần thiết.
    1.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân , là đòi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam (cụ thể là đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của người dân tại cơ sở)
    Từ những lý do trình bày ở trên, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của HĐND, đáp ứng những yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận về tổ chức và hoạt động của HĐND ở Việt Nam.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về yêu đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
     
Đang tải...