Luận Văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
    KHÓA 33. 5/2012
    LỜI NÓI ĐẦU
    Chính phủ là cơ quan cấp cao nhất của hệ thống hành chính nhà nước thực thi chức năng thống nhất quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với cải cách kinh tế, việc đổi mới tổ chức và hoạt động Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng đất nước. Yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung, Chính phủ nói riêng nhằm “xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”[21] được Đảng ta đề ra như một tất yếu khách quan.
    Trải qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, cải cách Chính phủ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, thực tế tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước ta trong những năm qua cho thấy bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ, còn tồn tại nhiều yếu kém. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; chức năng, quyền hạn của các cơ quan còn bị chồng chéo; trách nhiệm của tập thể Chính phủ, của cá nhân các thành viên Chính phủ không thật rõ ràng, tình trạng trì trệ, quan liêu vẫn còn là trở ngại rất lớn khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều. Điều này không những gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn có tác động tiêu cực đến nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của chúng ta hiện nay. Chính vì vậy, trước yêu cầu đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cần phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và có tính hệ thống những vấn đề lý luận, đúc rút thực tiễn, qua đó đề ra những giải pháp toàn diện có tính khả thi nhằm đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, em xin chọn đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện naylàm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ Việt Nam, đánh giá những thành tựu và những hạn chế, yếu kém của Chính phủ Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại để xác định các phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Với mục đích nghiên cứu trên, các vấn đề phải làm rõ trong khóa luận được tác giả xác định như sau:
    - Những vấn đề lý luận cơ bản về Chính phủ
    - Quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992)
    - Thực trạng hoạt động của Chính phủ
    - Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của Chính phủ Viêt Nam, về đường lối đổi mới đất nước, cải cách kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị . Đặc biệt là các quan điểm cơ bản chủ đạo công cuộc tiếp tục cải cách và hoàn thiện Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống, phương pháp lịch sử .
    5. Cơ cấu khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu 3 chương:
    Chương 1. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định của pháp luật Việt Nam
    Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    Chương 3. Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1: 4
    TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM . 4
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ trong lịch sử lập hiến Việt Nam 4
    1.2 Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo pháp luật hiện hành. 7
    1.2.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Chính ph 7
    1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính ph 9
    1.3 Tổ chức Chính phủ theo pháp luật hiện hành. 11
    1.4 Hình thức hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành. 13
    1.4.1 Thông qua phiên họp Chính ph 13
    1.4.2 Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính ph 15
    1.4.3 Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang b 17
    Chương 2: 20
    THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 20
    2.1 Những thành tựu đạt được. 20
    2.2 Những tồn tại, hạn chế 24
    2.2.1 Về cơ sở pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của Chính ph 24
    2.2.2 Bộ máy hành pháp. 27
    2.2.3 Tính chịu trách nhiệm của Chính ph 30
    2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Chính ph 34
    2.3.1 Nguyên nhân của những hạn chế về mặt tổ chức của Chính ph 34
    2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Chính ph 35
    Chương 3: 40
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 40
    3.1 Những nguyên tắc và yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phở nước ta hiện nay 40
    3.2 Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. 42
    3.2.1 Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. 42
    3.2.2 Xác định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng Chính phủ quản lý vĩ mô tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. 43
    3.2.3 Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính ph 45
    3.2.4 Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của Chính ph 46
    3.2.5 Thực hiện đúng, đủ nguyên tắc tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong hoạt động của Chính phủ. 47
    3.2.6 Tiếp tục đổi mới tổ chức, xây dựng và khắc phục những bất cập trong mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực 50
    3.2.7 Cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc. 52
    3.2.8 Tích cực đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Chính phủ. 53
    3.2.9 Quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước. 55
    KẾT LUẬN 56
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...