Thạc Sĩ Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Văn phòng cấp Tỉnh nước công hòa dân chủ nhân dân Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong hơn 34 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn cách mạnh, hệ thống hành chính Nhà nước Lào đã không ngừng được hoàn thiện, nhất là từ năm 1986 khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị truờng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân Cách mạng Lào và sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Mặc dù trong thời gian qua CHDCND Lào đã giành được những thành tưu rất quan trọng, nền kinh tế có bước phát trển rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, nhưng sự nghiệp đổi mới chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội, nhất là đổi mới về kinh tế, đổi mới về cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, cụ thể là bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh,nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả.
    Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, Văn phòng cấp tỉnh là một trong những cơ quan tham mưu rất quan trọng giúp Ban thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng lãnh đạo, điều hành nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp tỉnh. Chất lượng tổ chức, hoạt động của Văn phòng luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lãnh đạo và quản lý.
    Trong thời gian qua Văn phòng cấp tỉnh ở Lào đã từng bước kiện toàn, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng được quan tâm cả về đội ngũ cán bộ, phương tiện, trang thiết bị và quy chế làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất hạn chế cần được lưu ý như: Có nhiều cấp ủy chưa quan tâm đúng mức về việc chăm lo xây dựng tổ chức, đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ Văn phòng, công tác quản lý Văn phòng còn bị ảnh hưởng từ cơ chế bao cấp, vai trò tham mưu của văn phòng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
    Vì vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là vấn đề cấp thiết trong quá trình đổi mới bộ máy nhà nước hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên, tác giả đã chọn đề tài “ Tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ” để nghiên cứu trong luận văn cao học của mình.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh của Nước CHDCND Lào nói riêng có ý nghĩa rất quan trong. Các vấn đề liên quan đến bộ máy hành chính nhà nứơc Lào và chính quyền địa phương đã đựoc một số tác giả nghiên cứu như: “Bộ máy chính quyền Nhà nước Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: sơ lược và định hướng hoàn thiện”, luận văn tốt nghiệp cao học của Thạo Chanh Phenh (Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM năm 2007); “Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính Văn phòng tỉnh SaVănNaKhệt ở CHDCND Lào ”, Luận văn Thạc sĩ của tác giả SILYBUNPHAN ( Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội năm 2003); Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước của chính quyền cấp tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào’’ (ThS. Chông Chít Vông Sa (Hà nội năm 2004);“Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của SitthiSone Phamixay (Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2007); “Tổ chức chính quyền cấp huyện Nước CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay của GnoukSaMai SaiMaNy (Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2007).
    Tuy nhiên, có thế nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh của Nước CHDCND Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu đề này là công trình nghiên cứu chuyên sâu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý, cũng như thực tiễn tổ chức, hoạt động của Văn phòng tỉnh, góp phần đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này.

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    a. Mục đích nghiên cưú
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và hoạt động của Văn phòng tỉnh, đánh giá những nguyên nhân kết quả đạt được và những mặt hạn chế của cơ cấu tố chức và quy chế hoạt động của Văn phòng tỉnh trong thời gian qua, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Văn phòng tỉnh với tư cách là một tổ chức tham mưu cho Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng, thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý Nhà nước.
    b. Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ những vấn đề sau đây
    - Cơ sở lý luận và pháp lý của tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh;
    - Thực trạng tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh, những hạn chế, bất cập;
    - Những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng tỉnh.

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    a. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu, vị trí, vai trò cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của văn phòng tỉnh, đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy và các hoạt động của văn phòng; trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp chủ yêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng trong gia đoạn mới.
    b. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của văn phòng cấp tỉnh và lấy thực tế hoạt động của văn phòng tỉnh của nước CHDCND Lào huyện nay làm minh chứng.

    4. Các phương pháp
    nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các tài liệu, các văn bản của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước CHDCND Lào, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và hoạt động của Văn phòng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    Luận văn vận dụng các quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát thực tế, thống kê, điều tra, so sánh và tiếp cận hệ thống để rút ra kết luận.
    5. Ý nghĩa khoa hoc và giá trị ứng dụng của đề tài
    Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tham mưu của Văn phòng cấp tỉnh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào, làm tài liệu bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn phòng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền nhà nước nói chung và chính quyền cấp tỉnh nói riêng.

    6. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương như sau:

    Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
    Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động bộ máy văn phòng tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
    Chương 3: Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy văn phòng tỉnh nước công hòa dân chủ nhân dân Lào
    MỤC LỤC

    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VĂN PHÒNG TỈNH Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

    1.1. Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
    1.1.1. Khái quát về bộ máy chính quyền cấp tỉnh
    1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của Văn phòng tỉnh
    1.1.3. Văn phòng trong cơ quan hành chính nhà nước
    1.1.4. Văn phòng tỉnh trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh
    1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
    1.2.1. Vị trí, vai trò của Văn phòng tỉnh
    1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Văn phòng tỉnh
    1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của bộ máy Văn phòng tỉnh
    1.4. Các mối quan hệ của Văn phòng tỉnh
    1.4.1. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác trong tỉnh
    1.4.2. Quan hệ với Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TỈNH NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
    2.1. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Văn phòng tỉnh
    2.1.1. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh từ năm 1986 – 1992
    2.1.2. Tổ chức bộ máy Văn phòng tỉnh giai đoạn từ năm 1993 – 2008
    2.2. Nhận xét chung về tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnhCHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY VĂN PHÒNG TỈNH NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
    3.1. Nhu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
    3.2. Giải pháp đổi mới tổi chức bộ máy Văn phòng tỉnh
    3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối với Văn phòng tỉnh
    3.2.2. Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng tỉnh
    3.2.3. Nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức trách nhiệm cho cán bộ công chức Văn phòng tỉnh
    3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Văn phòng tỉnh
    3.2.5. Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức Văn phòng tỉnh phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
    KẾT LUẬN 63
     
Đang tải...