Luận Văn Đổi mới tổ chức quản lý Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Đổi mới tổ chức quản lý Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định h­ướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở n­ước ta, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà n­ước, nhất là các Tổng công ty (TCT), có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, thành công của cải cách doanh nghiệp nhà nư­ớc quyết định thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở nư­ớc ta.
    Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách vừa qua, mặc dù hệ thống doanh nghiệp Nhà n­ước ở n­ước ta đã được tái cơ cấu căn bản, số lư­ợng doanh nghiệp phù hợp với sở hữu Nhà n­ước hơn, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp với kinh tế thị tr­ường nhiều hơn, năng suất lao động, sức cạnh tranh, hiệu quả đều đ­ược cải thiện một b­ước. Nh­ưng, nhìn tổng thể, hệ thống doanh nghiệp Nhà n­ước vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh chư­a đáp ứng yêu cầu, sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ nếu không đư­ợc tiếp tục đổi mới hơn nữa. Chính vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã nhấn mạnh: “ Khẩn trư­ơng hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà n­ước theo h­ướng hình thành loại hình công ty Nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nư­ớc mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nư­ớc giữ vai trò chi phối” [15, tr.232]
    Tổng công ty Hoá chất Việt Nam là doanh nghiệp Nhà n­ước đ­ược thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Trong những năm qua, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung đổi mới và phát triển như:­ Cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, cải tiến cơ chế quản lý nội bộ Nhờ đó TCT đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất n­ước. Nhiều sản phẩm của TCT đã đáp ứng đư­ợc nhu cầu của xã hội và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. TCT góp phần lớn vào giá trị gia tăng của ngành Hoá chất, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà n­ước, cung cấp nhiều chỗ làm việc Nhờ những thành tích đó TCT đã đ­ợc Nhà nư­ớc tặng thư­ởng nhiều phần th­ưởng cao quý.
    Tuy nhiên, với mô hình hoạt động nh­ư hiện nay, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như:­ Quan hệ giữa TCT với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau thiếu tính gắn kết chặt chẽ, cơ cấu ngành kinh doanh chư­a hợp lý, quy mô các doanh nghiệp thành viên còn nhỏ so với khu vực và quốc tế, trình độ công nghệ mới đạt ở mức trung bình và trung bình khá, trình độ tự động hoá chưa cao, lao động nhiều, sức cạnh tranh của một số sản phẩm ch­ưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh còn thấp .
    Để khắc phục những hạn chế trên, cần tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý ở Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, đặc biệt là tìm mô hình tổ chức, quản lý hiệu quả. Tập thể lãnh đạo TCT có chủ tr­ương xây dựng Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh. Song quá trình triển khai thực hiện chủ tr­ương này còn gặp nhiều v­ướng mắc. Với mong muốn góp tiếng nói vào quá trình thực hiện chủ tr­ương đó, đề tài “Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế” đ­ược chọn làm đối tư­ợng nghiên cứu trong luận văn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Liên quan đến đề tài luận văn, d­ưới nhiều góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học đ­ược công bố. Có thể l­ược qua một số công trình sau:
    - Nguyễn Đình Phan: Thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt nam, – Nxb CTQG, H. 1996
    - Phạm Quang Trung: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý Tài chính trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2000.
    - Vũ Huy Từ : Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá , Nxb CTQG, H. 2002

    - Bùi Văn Huyền: Tổng công ty Nhà n­ước ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ – HVCTQGHCM , năm 2003.
    - Nguyễn Thị Phong Lan: Định hư­ớng và giải pháp chuyển một số Tổng công ty Nhà n­ước sang mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ – HVCTQGHCM năm 2005.
    - Vũ Hà Cường: Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý Tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế, luận án Tiến sĩ kinh tế – Học viện Ngân hàng năm 2006
    - Trần Tiến Cường ( 2005), Tập đoàn kinh tế : Lý luận và kinh nghiệm quốc tế – Ứng dụng vào Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
    Việc đổi mới tổ chức quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế hiện ch­a có công trình nghiên cứu.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    Mục đích của luận văn là, trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý hiện tại của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt nam theo hư­ớng hình thành tập đoàn kinh tế.
    Phù hợp với mục tiêu đó, luận văn có nhiệm vụ :
    + Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tập đoàn kinh tế; tổng thuật một số kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế trên thế giới.
    + Phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý hiện tại của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam
    + Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt nam theo h­ướng hình thành tập đoàn kinh tế.
    4 . Đối t­ượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tư­ợng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận và giải pháp thực tiễn của quá trình xây dựng Tổng công ty Hoá chất Việt nam thành tập đoàn kinh tế.
    Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung vào giai đoạn từ khi thành lập Tổng công ty hoá chất Việt Nam (ngày 20/12/1995) đến nay và định h­ướng đến 2015.
    5 . Phư­ơng pháp nghiên cứu trong luận văn
    Luận văn đư­ợc thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng phư­ơng pháp phân tích tổng hợp, phư­ơng pháp thống kê so sánh, phư­ơng pháp ngoại suy, ph­ương pháp mô hình hoá để giải quyết các vấn đề đặt ra. Đồng thời, luận văn bám sát các quan điểm đổi mới về kinh tế đ­ược phản ánh trong đ­ường lối, chủ tr­ương của Đảng và đ­ược thể chế hoá bằng các luật, các văn bản dư­ới luật.
    6 . Đóng góp của luận văn:
    - Góp phần hệ thống hoá mô hình quản lý tập đoàn kinh tế về phư­ơng diện lý thuyết.
    - Đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam phù hợp với định h­ướng phát triển thành tập đoàn kinh tế.
    - Đề xuất các giải pháp cần thực hiện để chuyển Tổng công ty hoá chất Việt Nam thành tập đoàn kinh tế.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đ­ợc trình bày trong ba chư­ơng, 9 tiết.
     
Đang tải...