Luận Văn Đổi mới tổ chức hoạt động của HDND cấp xã đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ - Từ thực tiễn tỉnh Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đổi mới hệ thống chính trị phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những vấn đề cơ bản và cấp thiết. Ngay từ khi khởi xướng đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là nội dung thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nó còn là mục tiêu, động lực để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Để thực hiện được mục tiêu đó vấn đề đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức hệ thống chính trị ở cơ sở nói riêng được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy nhanh hơn quá trình dân chủ hoá và đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Chính quyền xã là nơi gần dân nhất, trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của dân, là nơi gắn bó giữa chính quyền với người dân. HĐND xã là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở xã, do nhân dân xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên. Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền xã mạnh thì ở đó mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, ở đâu chính quyền xã kém thì ở đó đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của nhân dân gặp nhiều khó khăn, trật tự an ninh không được đảm bảo, quyền làm chủ của nhân dân không được phát huy.
    Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất ở cơ sở, trong suốt quá trình phát triển HĐND xã luôn luôn được xây dựng, đổi mới và đã từng bước trưởng thành, hoàn thiện đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước, góp phần đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND xã hiện nay do nhiều nguyên nhân vẫn còn những tồn tại nhất định, thực chất chưa tương xứng với vị trí, vai trò của nó trong hệ thống quyền lực nhà nước cũng như với nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Nhiều nơi hoạt động của HĐND chỉ mang tính hình thức, tính đại diện và khả năng thay mặt nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương thấp, dẫn đến việc vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, cản trở quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Vì vậy việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND hiện nay đang được đặt ra hết sức găy gắt.
    Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định phải:
    Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý HĐND; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và bộ máy chính quyền xã, phường, thị trấn [17, tr.133].
    Tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX, Đảng ta đã ra nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân . Nghị quyết cũng xác định những điểm căn bản, cần thiết nhất về quan điểm, phương hướng và giải pháp để đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung và HĐND xã nói riêng.
    Trong Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá IX trình Đại hội X của Đảng cũng nhấn mạnh: “nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND trong việc quyết định và ban hành những chính sách trong phạm vi được phân cấp” nhằm xây dựng và kiện toàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
    Từ những lý do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ cơ sở ở Nam Định hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Chính trị học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Mục đích của luận văn là đi sâu tìm hiểu thực chất của HĐND xã, đánh giá đúng thực trạng để từ đó đưa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã đáp ứng được yêu cầu thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay.
    Luận văn dài 123 trang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...