Tài liệu Đổi mới tổ chức hệ thống toà án nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Các Nghị quyết số 48, 49 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng như về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đều phản ánh những chủ trương lớn và đúng đắn về việc xây dựng nền tư pháp nước nhà trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lí, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Phương hướng đặt ra là tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lí, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc, trong đó xác định “toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng
    tâm”.(1) Nhiệm vụ trước mắt của công cuộc
    cải cách tư pháp được nhấn mạnh là: “Xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân. Tổ chức toà án theo thẩm quyền xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ





    tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”.(2)
    2. Điều 11 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002 và Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của toà án khi tuyên chưa có hiệu lực pháp luật và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật tố tụng quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
    Đối với bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
    Việc tổ chức hệ thống toà án sao cho phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu lí luận cũng như những người hoạt động thực tiễn. Trong đó tồn tại hai quan điểm chính là:







    - Quan điểm thứ nhất cho rằng nên tổ chức toà án theo đơn vị hành chính như hiện nay. Bởi lẽ, tổ chức toà án như vậy sẽ duy trì và đảm bảo được tính thống nhất trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước; mối quan hệ hữu cơ với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác như viện kiểm sát, cơ quan điều tra và nhất là đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng đối với toà án. Theo quan điểm này thì hệ thống toà án nước ta nên giữ nguyên mô hình tổ chức như hiện nay. Những người theo quan điểm này cho rằng do thẩm quyền xét xử được quy định phù hợp với khả năng và điều kiện của các toà án hiện nay nên ngay một lúc không thể tổ chức hệ thống toà án theo hai cấp xét xử được mà cần dần dần tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các toà án cấp huyện cho đến khi các toà án này có đủ khả năng và điều kiện xét xử sơ thẩm tất cả các loại vụ án (các loại tội phạm). Lúc đó đương nhiên sẽ hình thành hệ thống toà án theo cấp xét xử đúng như chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra: Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm; toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm, toà án cấp huyện xét xử sơ thẩm. Chúng tôi thấy quan điểm này cũng có một số yếu tố hợp lí về khoa học cũng như thực tiễn vì giữ nguyên mô hình tổ chức toà án như hiện nay sẽ tránh được sự xáo trộn lớn về nhiều mặt như tổ chức, biên chế cán bộ, điều kiện vật chất không chỉ cho toà án mà cho cả các cơ quan nhà nước khác có liên quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Hơn nữa còn đảm bảo sự lãnh đạo thông suốt của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động xét xử của toà án, nhất là kế thừa và phát huy



    được những kinh nghiệm truyền thống về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp trong mấy chục năm qua.
    Tuy nhiên, mô hình tổ chức toà án hiện nay vốn đã có những hạn chế nhất định như số lượng toà án tương đối nhiều (666 toà án cấp huyện).(3) Tương ứng sẽ phải có bằng ấy trụ sở làm việc cùng các phương tiện,
    trang thiết bị cần thiết khác. Hàng năm, Nhà nước còn phải bỏ ra một nguồn kinh phí không nhỏ để sửa chữa, xây mới và duy trì sự hoạt động của các toà án đó. Số lượng các vụ án mà các toà án cấp huyện khác nhau xét xử cũng rất chênh lệch. Có toà cấp huyện hàng năm phải xét xử rất nhiều các loại vụ việc nhưng cũng có rất nhiều toà án ở cấp này xử rất ít, trong khi biên chế thẩm phán không có sự chênh lệch nhiều lắm. Điều đó dẫn đến nghịch lí là cùng chế độ đãi ngộ (chế độ lương, phụ cấp), cùng những điều kiện làm việc như nhau nhưng thẩm phán ở các toà án có nhiều việc sẽ có cường độ làm việc gấp nhiều lần thẩm phán ở các toà án cùng cấp nhưng ít việc hơn. Tình trạng này kéo dài đã từ lâu và nếu cứ tiếp tục kéo dài nữa thì sự lãng phí về cơ sở vật chất sẽ ngày càng lớn.
    Xét ở quy mô lớn hơn là cấp tỉnh, thực tế số lượng vụ án mà các toà án cấp tỉnh xét xử cũng không phân bố đều giữa các địa phương do có sự khác nhau về quy mô về dân số, mức độ và tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, sự phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xét thấy cũng cần xem xét lại về cách tổ chức hệ thống toà án ở đơn vị hành chính này sao cho hợp lí hơn.
    Ngoài ra, do việc xét xử hiện nay chủ yếu




    được thực hiện tại các toà án địa phương trong khi toà án nhân dân huyện, tỉnh cũng chỉ được coi như là một bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan nhà nước ở địa phương, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa phương, có những quan hệ ràng buộc nhất định với cơ quan hành chính và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương. Điều đó phần nào cũng làm ảnh hưởng tới tính độc lập của toà án trong hoạt động xét xử. Khi có rất nhiều sự ràng buộc như hiện nay, liệu có thể đòi hỏi trong mọi trường hợp các thẩm phán và hội thẩm phải độc lập khi xét xử và có thể độc lập, chỉ tuân theo pháp luật được hay không?
    Mặt khác, nếu có quá nhiều các toà án
    (nhất là ở cấp huyện) như hiện nay thì sẽ khó có thể tập trung đầu tư về kinh phí nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc xét xử của toà án như trụ sở cơ quan, phòng làm việc, phòng xử án, các trang thiết bị phục vụ xét xử. Nhất là sẽ có sự dàn trải trong việc đầu tư vào phát triển nhân lực, đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên sâu của các thẩm phán. Với nguồn nhân lực có hạn (hiện nay với 2810 thẩm phán, số lượng thẩm phán của toà án nhân dân cấp huyện thiếu rất nhiều so với biên chế 7822 người đã được Uỷ ban thường
    vụ Quốc hội phê duyệt năm 2004).(5) Việc
    phải bố trí biên chế cho đầy đủ tại các toà án hiện nay nhưng không sử dụng hết và thường xuyên nguồn lực này ở nhiều địa phương (nơi có ít án) sẽ là sự lãng phí lớn trong khi chất lượng công tác xét xử không được cải thiện và nâng cao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công cuộc cải cách tư

    pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
    Trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao, mặc dù đã bỏ bớt thiết chế Ủy ban thẩm phán nhưng hiện tại vẫn tồn tại ba toà phúc thẩm. Điều này không phù hợp với chủ trương, đường lối đã đề ra tại các Nghị quyết số 08; Nghị quyết số 48 và Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị trong đó xác định hướng đổi mới là Toà án nhân dân tối cao không xét xử mà tập trung vào công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra, nếu để thiết chế này trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao sẽ dẫn đến tình trạng Toà án nhân dân tối cao lại có thể xét lại ngay chính bản án, quyết định của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...