Tài liệu Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi




    V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, không có bộ máy nhà nước (BMNN), chúng ta sẽ tiêu vong và không làm cho BMNN hoạt động ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, thì chúng ta cũng sẽ tiêu vong trước khi xây dựng được cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, tổ chức BMNN và việc củng cố, hoàn thiện BMNN sao cho ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà nước nói chung, đối với Nhà nước ta hiện nay nói riêng. Cơ cấu tổ chức BMNN với những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó luôn được quy định chặt chẽ trong hiến pháp và cũng có thể khẳng định, nội dung quan trọng nhất của các bản hiến pháp chính là những quy định về BMNN.


    Hầu hết các BMNN hiện nay đều tổ chức các cơ quan nhà nước thành ba nhóm lớn để thực hiện ba quyền, hay nói cụ thể hơn là ba nhóm công việc cơ bản của BMNN là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và xét xử. BMNN Việt Nam hiện nay được thiết kế theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) cũng vậy. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, mô hình tổ chức và vận hành của BMNN Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần được nhận thức và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới của đất nước.


    Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh cần phải khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới. Chúng tôi nêu một số quan điểm của mình về vấn đề BMNN để cùng tham gia “ .xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước (QLNN) thuộc về nhân dân và nguyên tắc QLNN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”1.


    1. Vấn đề xác định các cơ quan trong bộ máy nhà nước

    Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả QLNN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. QLNN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Tuy nhiên, tư tưởng chỉ đạo của quan điểm trên đã chưa được thể hiện một cách đầy đủ và chính xác ở các quy định khác của Hiến pháp. Chẳng hạn, vì cho rằng nhân dân trao quyền lực của mình cho các cơ quan nhà nước thông qua con đường bầu cử nên Điều 6 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Nhân dân sử dụng QLNN thông qua Quốc hội và HĐND là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Cũng vì vậy, Hiến pháp xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan QLNN cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (Điều 83) và Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan QLNN ở địa phương (Điều 119). Chúng tôi cho rằng, việc xác định các cơ quan nhà nước như trên là chưa thực sự chính xác. Theo chúng tôi, bầu cử chỉ là một cách thức hình thành cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước có thể được hình thành bằng nhiều cách thức khác nhau như thông qua bầu cử, bổ nhiệm và các cách thức khác. Do vậy, bầu cử không phải là hành vi nhân dân (cử tri) trao quyền lực của mình cho cơ quan nhà nước (Quốc hội và HĐND) mà việc trao quyền lực của nhân dân cho cơ quan nhà nước (Quốc hội và HĐND, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát .) là thông qua hành vi ban hành hiến pháp. Bằng việc ban hành hiến pháp, nhân dân đã trao quyền lực của mình cho các cơ quan nhà nước, xác định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát . (Hiến pháp lúc này gần giống như văn bản thoả thuận về việc QLNN được nhân dân giao cho những cơ quan nào, đến đâu). Các cơ quan nhà nước nhận quyền từ nhân dân thông qua hiến pháp chứ không phải thông qua con đường bầu cử của cử tri. Vì vậy, việc Hiến pháp quy định về Quốc hội và HĐND như trên theo chúng tôi là chưa phù hợp, vì:

    Một là, QLNN thuộc về nhân dân được nhân dân giao cho không chỉ Quốc hội và HĐND, mà còn giao cho cả các cơ quan khác của Nhà nước như Toà án, Viện kiểm sát . Quốc hội và HĐND cũng như Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát . đều nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân. Các cơ quan nói trên chỉ khác nhau ở cách thức thành lập và quyền lực được giao. Do vậy, không nên quan niệm rằng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao . do Quốc hội bầu nên được xem như họ nhận quyền từ Quốc hội, tương tự như vậy đối với các cơ quan khác;


    Hai là, nhân dân sử dụng QLNN không chỉ thông qua Quốc hội và HĐND, mà thông qua tất cả các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước đều nhận quyền từ nhân dân trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và thực hiện QLNN trong khuôn khổ của Hiến pháp. Do vậy, tất cả các cơ quan nhà nước từ Quốc hội, HĐND, Chính phủ, Toà án . không được ban hành các văn bản pháp luật hoặc có những hoạt động trái với quy định của Hiến pháp, vì như vậy là trái với ý chí của nhân dân, vượt quá giới hạn quyền lực mà nhân dân giao cho;


    Ba là, việc xác định chỉ có Quốc hội và HĐND là cơ quan QLNN sẽ dẫn đến việc hiểu nhầm về các cơ quan khác của Nhà nước, vì như trên đã khẳng định, các cơ quan như Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát cũng mang và thực hiện QLNN, do vậy các cơ quan đó cũng phải được gọi là cơ quan QLNN.


    Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, nên quy định trong Hiến pháp “Quốc hội là cơ quan đại biểu (đại diện) cao nhất của nhân dân, cơ quan cao nhất thực hiện quyền lập pháp”; “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan cao nhất thực hiện quyền hành pháp”; “Toà án quốc gia là cơ quan xét xử, cơ quan cao nhất thực hiện quyền tư pháp”; “HĐND là cơ quan đại biểu (đại diện) của nhân dân ở địa phương”; “Uỷ ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” . Việc quy định như vậy trong Hiến pháp sẽ có tác dụng:

    Thứ nhất, luôn bảo đảm QLNN thống nhất ở nhân dân, xuất phát từ nhân dân,


    thuộc về nhân dân;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...