Tài liệu Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp sửa đổi V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, không có

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại Ad hoc ở Việt Nam - thực


    trạng và giải pháp












    Tuy phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài có nhiều ưu điểm và được doanh nghiệp các nước áp dụng phổ biến, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam thì còn ít dùng đến phương thức này bởi nhiều lý do. Còn đối với phương thức trọng tài vụ việc (ad hoc), hầu như các doanh nghiệp nước ta bị thụ động khi phía doanh nghiệp nước ngoài ép phải lựa chọn, và vì muốn thực hiện được hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nên phía Việt Nam phải chấp nhận thỏa thuận điều khoản trọng tài vụ việc1. Thông qua một vụ kiện trọng tài vụ việc (ad hoc) đầu tiên, bài viết tìm hiểu những giới hạn, khiếm khuyết của pháp luật trọng tài đối với trọng tài vụ việc (ad hoc).




    1. Nội dung tranh chấp của vụ kiện




    Ngày 08/10/2007, Công ty A (A) và Công ty B (B) ký hợp đồng số 888/GLC về việc giao nhận thầu xây dựng hồ bơi thuộc dự án Khách sạn 5 sao Việt Nam tại tỉnh Q. Theo hợp đồng, A có trách nhiệm thực hiện xây dựng hồ bơi và trên thực tế, nhà thầu đã hoàn thành mọi công việc của mình theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu số 888/GLC và tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng ngày 26/4/2008.


    Các bên cũng thống nhất rằng, A là đơn vị chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo hợp đồng, thời gian bảo hành sẽ bắt đầu từ ngày 27/04/2008, kéo dài trong 365 ngày tiếp theo.

    Trong suốt thời gian bảo hành, A đã nhiều lần tiến hành sửa chữa, khắc phục các sai sót của công trình theo đúng yêu cầu, với giải pháp kỹ thuật được thống nhất giữa các bên và được các kỹ sư của B chứng nhận là đã hoàn thành công việc theo yêu cầu.


    Thời gian bảo hành kết thúc, theo đúng thỏa thuận của các bên về điều khoản bảo hành, A đã nhiều lần gửi thư yêu cầu thanh toán chi phí bảo hành với số tiền là 200.000.000 đồng. Dù vậy, với nhiều lý do khác nhau, qua nhiều lần đàm phán, B vẫn từ chối thanh toán dứt điểm số tiền này.


    Yêu cầu của nguyên đơn:




    - Buộc B thanh toán dứt điểm cho A số tiền bảo hành là 200.000.000 đồng.




    - Buộc B thanh toán cho A khoản tiền lãi do chậm thanh toán kể từ ngày 29/4/2009 trở về sau.


    Quan điểm của bị đơn:




    Theo “Bài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” ngày 10/8/2010 gửi cho Hội đồng


    Trọng tài, B trình bày quan điểm của mình như sau:




    - Giữ lại số tiền bảo hành 200.000.000 đồng không thanh toán cho A vì số tiền đó đã được dùng cho việc khắc phục sửa chữa dứt điểm các lỗi xây dựng do A gây ra như đã đề cập trong các thông báo trước đây, như thư đề ngày 09/05/2009 thể hiện: A không có phương thức khắc phục nào cụ thể để sửa chữa việc thấm nước và rút nước. Mặc dù đã đưa ra nhiều chỉ thị nhưng vẫn không khắc phục.


    - Bên cạnh đó, B yêu cầu Hội đồng Trọng tài bác bỏ yêu cầu thanh toán tiền bảo hành của A, và có yêu cầu phản tố như sau: Xuất phát từ việc A không thực hiện việc bảo hành, bảo trì theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật, B đã nhờ các nhà thầu khác tiến hành sửa chữa, bảo hành các phần thi công không

    đạt chất lượng của A. Số tiền bỏ ra để thực hiện công việc trên là 450.000.000 đồng. Trong khi đó, số tiền mà B giữ lại của A là 200.000.000 đồng, nên số tiền chênh lệch 250.000.000 đồng và lãi phát sinh từ số tiền chênh lệch trên (tính từ thời điểm B thanh toán cho các nhà thầu đến thời điểm hiện tại theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố) là 250.000.000đ x 1,2% x 8 = 24.000.000 đồng.




    2. Thành lập hội đồng trọng tài vụ việc




    2.1. Nguyên đơn mời Trọng tài viên cho mình




    Sau khi gửi đơn kiện trọng tài cho bị đơn là B, nguyên đơn A có thư mời Trọng


    tài viên 01 làm Trọng tài viên cho mình theo thư mời đề ngày 30/11/2009.




    2.2. Tòa án cử Trọng tài viên cho Bị đơn




    Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trọng tài; B không lựa chọn và thông báo về trọng tài viên mà mình lựa chọn. Căn cứ Điều 26 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (Pháp lệnh TTTM), A làm đơn yêu cầu Tòa ná nhân dân (TAND) tỉnh Q chỉ định trọng tài viên cho bị đơn và đến ngày 06/04/2010, TAND tỉnh Q đã ra Quyết định chỉ định trọng tài viên số 01/2010/QĐKDTM-ST, chỉ định Trọng tài viên 02 làm trọng tài viên cho bị đơn.


    2.3. Bị đơn khiếu nại quyết định cử Trọng tài viên cho Bị đơn




    Ngày 05/05/2010 bị đơn B làm đơn khiếu nại quyết định chỉ định trọng tài viên số 01/2010/QĐKDTM-ST ngày 06/04/2010 với hai lý do:


    (i) B cho rằng, mình không ký bất kỳ hợp đồng nào với A như thông báo thụ lý mà TAND tỉnh Q đã nêu, nên việc thụ lý của tòa án là trái với quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện”. Do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 391 BLTTDS hiện

    hành, B yêu cầu TAND tỉnh Q ra quyết định hủy bỏ Quyết định số 01/2010/QĐKDTM-ST ngày 06/04/2010;


    (ii) B cho rằng, B không nhận được đơn khởi kiện của A trước khi A có đơn yêu cầu chỉ định Trọng tài viên nên yêu cầu của A là trái với quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 168 BLTTDS và mục 7.3 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn Điều 168 của BLTTDS.


    2.4. Việc thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc sau khi có công văn trả lời đơn khiếu nại của Chánh án TAND đối với quyết định cử Trọng tài viên của Tòa án


    Ngày 29/06/2010 Chánh án TAND tỉnh Q có công văn số 28/CV-TA trả lời đơn


    khiếu nại cho B với nội dung như sau:




    Vấn đề thứ nhất, B cho rằng, B không ký bất kỳ hợp đồng nào với A như thông báo thụ lý mà TAND tỉnh Q đã nêu, TAND tỉnh Q cho rằng: (i) A là công ty được đổi tên từ Công ty ABC, chính là công ty đã ký kết hợp đồng số 888/GLC về việc giao nhận thầu xây dựng hồ bơi (gói thầu 888.1) và việc thông báo tên này đã có thông báo cho B biết; (ii) Sau khi đổi tên, A có nhiều lần gửi văn bản đến B để yêu cầu thanh toán tiền bảo hành công trình và B có phản hồi bằng nhiều văn bản cho A, điều đó cho thấy rằng, B đã mặc nhiên thừa nhận tư cách pháp lý của A trong hợp đồng này. Do đó, TAND tỉnh Q thụ lý vụ án việc kinh doanh thương mại theo đơn yêu cầu của A là có cơ sở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...