Tiểu Luận Đổi mới tài chính trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Na

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Đổi mới tài chính trong nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở VN



    Lời mở đầu

    “Tăng trưởng kinh tế nhanh va bền vững, ổn định và cải thiện nền đời sống nhân dân”. Đó là những mục tiêu trong những mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng cộng sản thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9. Mục tiêu tổng quát trên đã được cụ thể hóa thành định hướng phát triển và thành các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là “Tiếp tục đổi mới và lạnh mạnh hóa hệ thống tài chính , tiền tệ tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia thực hành triệt để tiết kiệm , tăng tỷ lệ chi Ngân sách dành cho đầu tư phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô, phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ”.

    Do tính quan trọng của tài chính trong nền kinh tế là điều không thể phủ nhận. Trong nền kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, người làm kinh tế nếu có một cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển chung của toàn nền kinh tế nhất thiết đòi hỏi phải có nhiững hiểu biết chung về tài chính . Là một sinh viên chuyên nghành quản trị kinh doanh, em muốn có những hiểu biết thêm về nghành học, vì vậy em đã chọn đề tài : “Đổi mới tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”.

    Trong quá trinh làm đề tài em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiệt tình của TS Trần Thị Tố Linh, nhưng do trình độ lý luận cũng như hiểu biết về chuyên môn còn rất hạn chế, vì vậy mà bài làm không tránh khỏi sự thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô và mong cô góp ý cho những thiếu sót trong bài.

    Em xin chân thành cảm ơn.




    I. Phương hướng đổi mới hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

    1. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

    Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự túc, tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội sản xuất hàng hoá.

    Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chúng ta còn đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa có đầy đủ yếu tố xã hội chủ nghĩa.

    Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường. Một là các chru thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh tế. Hai là giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là nếu là nền kinh tế thị trường hệin đại thì còn có sự điều tiét vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá. Các chính sách kinh tế. Mặt khác kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghãi có những đặc trưng sau:

    Nềnks thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chru đạo. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản là: Sở hữu toàn dân; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản). Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh các thành phần kinh tế đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phần cần thiết nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độcông hữu là thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ tự hữu, các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, và vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển.

    Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập , trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu. Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tạ: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập . Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải là kinh tế thị trường định hướng tư bản chru nghĩa. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện . Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sốg nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Việc phân phối thông qua các qũy phúc lợi xã hội và tập thể có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó.

    Một đặc trưng nữa của kinh tế thị trường ở nước ta là cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự qp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường. Trong điều kiện ngày nay hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của Nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó. "Những thất bại của thị trường" tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nến kinh tế của nước ta là ở chỗ Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là Nhà nước tư sản, mà là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nâHà Nội dân, do vân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường, không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệtlà đảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
     
Đang tải...