Luận Văn Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong điều kiện nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trongđiều kiện nước ta hiện nay

    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiĐại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc” [41, tr.4]. Trong lịch sử vẻ vang của mình, Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng và xã hội Việt Nam.
    Kể từ ngày thành lập đến nay, với lý tưởng và mục tiêu cao đẹp, bằng trí tuệ, tài năng và phẩm chất chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhìn nhận khách quan và sâu sắc, ai ai cũng thấy: “Đó là thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa đến những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho thế và lực nước ta mạnh hơn bao giờ hết” [92].
    Nói đến thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có nghĩa là nói đến thắng lợi của các tổ chức đảng, của các đơn vị, của các tỉnh uỷ, thành uỷ . trong cả nước. Các tỉnh uỷ, thành uỷ (gọi chung là tỉnh uỷ) là một cấp uỷ Đảng, đồng thời là “nhịp nối” không thể thiếu trong guồng máy của Đảng. Một mặt, nó bảo đảm cho đường lối, chính sách của Trung ương đến với cơ sở, đi vào quần chúng; mặt khác, nó kịp thời tổng kết thực tiễn phong phú của từng địa phương để khẳng định hoặc bổ sung đường lối, chủ trương của Đảng. Thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta suốt hơn 70 năm qua đã chứng minh sinh động cho nhận định này.
    Trong giai đoạn vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở đường lối chung, các tỉnh uỷ ở hai miền Nam - Bắc đã có những vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo thực hiện các phong trào ở địa phương có hiệu quả. Các cấp uỷ ở miền Bắc đã lãnh đạo nhân dân xây dựng các mô hình sản xuất độc đáo, nhiều điển hình tiên tiến; các cấp uỷ ở miền Nam đã có những chủ trương và hành động táo bạo, góp phần hình thành đường lối chiến tranh nhân dân đầy sáng tạo. Trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, đưa nước ta tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, các tỉnh uỷ đã đề ra những chủ trương đúng đắn, sáng tạo, làm cho sản xuất "bung ra" nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng.
    Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và xuất phát từ thực tế địa phương, các tỉnh uỷ đã lãnh đạo toàn xã hội vượt qua những trở ngại, liên tục phấn đấu vươn lên, đạt đựơc nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Riêng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ quan nhà nước, các tỉnh uỷ đã từng bước nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình trong quan hệ đối với nhà nước; xác định những nhiệm vụ chính trị ngắn hạn và dài hạn để định hướng hoạt động; có những chủ trương, biện pháp cụ thể củng cố bộ máy tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực công tác cơ quan nhà nước; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật và thiết lập các quan hệ công tác ngày càng hợp lý hơn.
    Mặc dù đã đạt được những tiến bộ rất quan trọng, nhưng sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, nếu không nói là còn chưa bảo đảm tính khoa học và tính hiệu quả. Nhiều khâu trong quá trình lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn trong tình trạng chồng chéo, lấn sân nhau; và điều đó làm triệt tiêu nhiều động lực, gây cản trở sự phát triển của xã hội. Thực tiễn lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế chủ yếu sau đây:
    Thứ nhất, sự “song trùng” của hai cơ quan quyền lực.
    Hai hệ thống bộ máy quyền lực (Nhà nước) và "siêu" quyền lực (Đảng) này cùng giải quyết các nội dung của một mục tiêu. Đối với đơn vị hành chính gần cơ sở và cấp cơ sở, sự phân định này bị xoá nhoà. Có chăng, cơ quan nhà nước thì ban hành các quyết định hành chính, còn cơ quan đảng thêm được nhiệm vụ công tác đảng và đoàn thể.
    Thứ hai, chưa xác định rõ phạm vi chức trách, thẩm quyền của cấp uỷ địa phương.
    Do hiểu sự lãnh đạo của cấp ủy một cách chung chung, đồng nhất sự lãnh đạo của cấp uỷ với lãnh đạo Đảng, không ít cấp ủy địa phương “sáng tạo” nhiều chủ trương theo ý muốn chủ quan của mình, buộc chính quyền “vận dụng”.
    Thứ ba, tỉnh uỷ bao biện, "lấn sân" cơ quan nhà nước, xem cơ quan nhà nước là công cụ "hợp thức hoá" các quyết định của cấp uỷ.
    Do ngộ nhận về thẩm quyền tối cao của cấp uỷ trong việc ban hành các quyết định, bầu cử Hội đồng nhân dân, thiết lập các cơ quan nhà nước, chọn cử nhân sự . mà nhiều người nghĩ rằng, cơ quan nhà nước là tổ chức chỉ để thực hiện các quyết sách của cấp uỷ. Sự lệch lạc về nhận thức này là một trong những nguyên nhân làm cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân rơi vào sự vụ, hình thức, kém năng động.
    Thứ tư, tỉnh uỷ bỏ mất vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của mình.
    Nhiều lúc, nhiều nơi cấp uỷ đã mặc nhận, thậm chí đồng tình để Uỷ ban nhân dân thực hiện những công việc, những chính sách trái với quy định chung, lợi dụng danh nghĩa “vận dụng sáng tạo” để làm những việc phi pháp chỉ vì lợi ích cục bộ địa phương.
    Thứ năm, sự lãnh đạo của tỉnh uỷ bị từ chối.
    Có thể do những động cơ khác nhau hoặc sự xung đột trong phong cách, tính cách của các nhân vật chủ chốt cấp uỷ và cơ quan nhà nước, chủ thể lãnh đạo cơ quan nhà nước muốn khước từ sự lãnh đạo của cấp uỷ.
    Trong những vấn đề nêu trên, tình trạng chồng lấn về quyền lực được biểu hiện dưới dạng lấn sân là hiện tượng có tính phổ biến mà nguyên nhân sâu xa của nó là do nhận thức quyền lực cấp uỷ là “thống soái” ở mỗi địa phương.
    Từ rất sớm, Lênin đã cảnh báo hiện tượng: "Giữa đảng và các cơ quan Xô-Viết, hiện đã có những quan hệ không đúng”. Nhưng, nó chẳng những không được ngăn chặn, mà còn xảy ra khá phổ biến ở các mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa giai đoạn sau đó. Trước khi Đảng cộng sản Liên Xô bị giải tán, sự việc ấy vẫn diễn biến ở mức độ trầm trọng. Một nhà lãnh đạo của Đảng này vào thời gian ấy đã chỉ rõ:
    Kết quả là thường dẫn đến chỗ làm giảm tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, dẫn đến chỗ muốn đẩy trách nhiệm này sang các cơ quan Đảng, còn ở các cơ quan này lại tự dưng sinh ra các yếu tố của cách giải quyết công việc theo quan điểm bản vị [17, tr.37].
    Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng từng mắc phải lỗi lầm đó và đã gây nên hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội. Sau này nhìn lại, nhân vật lãnh đạo đầy uy tín của Đảng nhận thấy:
    Hiện tượng quyền lực quá tập trung lại thêm khẩu hiệu lãnh đạo nhất nguyên hoá của Đảng không thích hợp nữa, quyền lực tập trung vào mấy cá nhân lãnh đạo, vào Bí thư thứ nhất, lãnh đạo nhất nguyên hoá trở thành cá nhân lãnh đạo như thế tất nhiên tạo nên chế độ quan liêu, phạm đủ loại sai lầm [126, tr.94].
    Đối với nước ta, cách đây hơn 30 năm, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đã lưu ý: "Phải khắc phục tình trạng lẫn lộn chức năng của Đảng với chức năng của Nhà nước”. Và mặc dù sau đó, hầu như tất cả các Văn kiện Đại hội của Đảng đều có phê phán và nêu phương hướng, giải pháp khắc phục hiện tượng trên, nhưng chưa có chuyển biến căn bản. Rõ ràng, sự việc này đã ẩn chứa những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được lý giải.
    Sự chồng chéo, trùng lấp giữa lãnh đạo của tỉnh uỷ và cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực làm cho bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu lực, kém hiệu quả. Những hạn chế trong sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước sẽ gây trở ngại lớn hơn trong điều kiện nước ta hiện nay. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gia nhập ngày càng sâu hơn nền kinh tế quốc tế trong một "sân chơi" chung; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chỉ riêng nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng đủ để xem xét lại cách thức lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước. Đặc trưng cơ bản nhất của một nhà nước pháp quyền là tính tối cao của pháp luật, quyền lực thống nhất, sự thứ bậc trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính. Và điều này đặt ra câu hỏi về vị trí, thẩm quyền của cấp uỷ trong tình hình mới.
    Thực trạng những năm qua cho thấy, sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước đã có những dấu hiệu không ổn; trong hiện tại và tương lai, để thực hiện mục tiêu cách mạng trọng đại là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cần phải được đổi mới. Những nghiên cứu về Đảng cầm quyền ở nước ta đều nhận thấy rằng:
    Là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, thực hiện quản lý, điều hành mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội chủ yếu bằng Hiến pháp và pháp luật, đòi hỏi phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng phải được đổi mới cho phù hợp [112, tr.11].
    Sự chậm trễ trong nghiên cứu và tiến hành đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh sẽ làm cho tỉnh uỷ rơi vào hoạt động sự vụ, vụn vặt, kém hiệu lực và hiệu quả và nguy cơ lớn hơn, tỉnh uỷ đứng ngoài lề sự phát triển, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước tuột dần khỏi "tầm tay" của tỉnh uỷ. Từ những vấn đề đã nêu, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh là một
     
Đang tải...