Thạc Sĩ Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng thương mại cổ phần T

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 16/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    l. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Trong nền kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở hình thành pháp lý kinh
    doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất
    trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh
    tiền tệ, vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành
    và phát triển lâu dài của ngân hàng.
    Duy trì quy mô vốn tự có hợp lý, đảm bảo khả năng tăng trưởng vốn tự có
    mạnh mẽ phù hợp với chiến lược phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tài
    chính của ngân hàng. Nói khác đi, khi vốn tự có của ngân hàng được quản lý hữu
    hiệu theo công nghệ hiện đại bằng những tiêu chuẩn an toàn tiên tiến thì năng lực
    tài chính của ngân hàng sẽ được nhân lên nhiều lần. Năng lực tài chính cao và
    lành mạnh là điều kiện cơ bản để ngân hàng mở rộng khả năng huy động vốn,
    tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng tự bảo vệ trước các rủi ro
    và phát triển ổn định, bền vững.
    Tuy nhiên, một trong số những điểm yếu của hệ thống NHTMCP Việt Nam
    hiện nay đó là quy mô vốn tự có quá thấp và trình độ quản lý an toàn vốn vẫn
    còn quá yếu kém. Điểm yếu này đã và đang có những ảnh hưởng xấu đến khả
    năng cạnh tranh, uy tín, vị thế và mức độ an toàn trong kinh doanh của các
    NHTMCP. Khắc phục điểm yếu này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi Việt
    Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế toàn cầu. Vấn đề đặt ra là làm
    thế nào để các NHTMCP có đủ khả năng để chống đỡ với những áp lực cạnh
    tranh từ sự “đổ bộ” của các NHNNg, và vượt qua những ràng buộc khắt khe bởi
    các đạo luật giám sát an toàn vốn ở đẳng cấp cao của cơ quan giám sát ngân hàng
    quốc tế mà vẫn đạt được các mục tiêu sinh lợi của mình.
    Mặc dầu, các quy định về an toàn vốn tự có trong hoạt động kinh doanh ngân
    hàng ở Việt Nam gần đây đã được cải thiện theo các quy định của quốc tế, nhưng
    các NHTMCP vẫn chưa thể thực thi được do còn có quá nhiều yếu kém về trình độ,
    công nghệ, chuẩn mực và điều kiện pháp lý. Mặt khác trong quá trình triển khai,
    nhiều bất cập giữa các ngân hàng đã phát sinh, nhiều vấn đề khó khăn đặt ra,
    Nhằm giúp các NHTMCP TP.HCM nhanh chóng hiện đại hóa, phù hợp với
    sự phát triển của các chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn và thực tiễn của Việt
    Nam, qua đó đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng khả năng sinh lợi, từng bước xác lập
    được vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường trong nước và quốc tế, tác giả đã chọn đề tài “Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các NHTMCP TP.HCM” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.


    ll. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ các luận cứ khoa học cả
    về lý luận và thực tiễn quản lý vốn tự có trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
    Khảo cứu thực trạng quản lý vốn tự có và đề xuất hệ thống các giải pháp đổi mới
    toàn diện quản lý vốn tự có phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa an toàn vốn trong hoạt
    động kinh doanh ngân hàng quốc tế, tạo điều kiện để các NHTMCP TP.HCM phát
    triển hiệu quả, ổn định và bền vững.


    lll. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống lý luận về quản lý vốn tự có,
    hệ thống pháp luật, hệ thống các chuẩn mực đánh giá, giám sát an toàn vốn tự có.
    Trọng tâm nghiên cứu là các vấn đề về kỹ năng quản trị vốn tự có của các
    NHTM và phương thức quản lý vốn của cơ quan giám sát ngân hàng theo yêu cầu
    quản lý an toàn vốn tự có hiện đại của BIS, tại các NHTMCP TP.HCM.

    lV. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
    Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp
    với các phương pháp thống kê, so sánh, xử lý hệ thống, mô hình hoá kinh tế vĩ
    mô, có đối chứng với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác. Luận án đã
    tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên
    quan để hoàn thiện các giải pháp.


    V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.
    ƒ Sửa đổi thể chế quyền sở hữu vốn cổ phần phù hợp với những đổi mới từ Luật
    Doanh nghiệp. Phát triển hoạt động của ngân hàng theo mô hình tập đoàn tài chính
    đa năng, định vị lại thị trường mục tiêu;
    ƒ Đổi mới cơ cấu vốn tự có an toàn, xây dựng chiến lược tái cấu trúc sở hữu vốn
    cổ phần bền vững; Đổi mới chương trình, nội dung, cơ chế, chính sách quản lý, giám
    sát, đánh giá an toàn vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và lộ trình
    thực hiện các cam kết quốc tế;
    ƒ Đổi mới quản lý, đánh giá vốn tự có an toàn theo hướng mở rộng khung tỷ lệ
    theo khả năng đáp ứng vốn và mức độ rủi ro, áp dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng có
    điều kiện, thực hiện cơ chế quản lý đa phân tầng.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án dài 184 trang, với 12 Biểu; 34
    Bảng; 15 Hình minh hoạ, 6 phương trình. Nội dung chính của luận án được thể
    hiện ở ba chương (I, II và III).

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt,
    Danh mục các Bảng số liệu, các Biểu dữ liệu,
    Danh mục các hình minh hoạ, đồ thị, công thức xác định.
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ
    CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA NHTM . 4
    1.1.1. Khái quát về vốn tự có của NHTM. 4
    1.1.2. Cấu thành vốn tự có của NHTM. 7
    1.1.3. Các đặc trưng của vốn tự có của NHTM. 9
    1.1.4. Các chức năng cơ bản của vốn tự có của NHTM. 10
    1.2. YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN TRONG HĐKD NGÂN HÀNG. 12
    1.2.1. Quy định chung về chế độ an toàn vốn. 13
    1.2.2. Những thay đổi về các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 17
    1.2.3. Các quy định pháp luật điều chỉnh các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 21
    1.2.4. Các yếu tố tác động đến các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 30
    1.2.5. Xu hướng đổi mới các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 33
    1.3. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, MÔ HÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ VTC TRONG HĐKD CỦA NHTM . 35
    1.3.1. Nhiệm vụ quản lý vốn tự có của NHTM. 36
    1.3.2. Nội dung quản lý vốn tự có của NHTM. 36
    1.3.3. Các mô hình quản lý vốn tự có của NHTM. 37
    1.3.4. Điều kiện quản lý vốn tự có của NHTM. 46
    1.4. VAI TRÒ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ THU NHẬP TRONG QUẢN LÝ VTC CỦA NHTM. 47
    1.4.1. Vai trò của quản lý rủi ro. 47
    2
    1.4.2. Vai trò của quản lý thu nhập. 51
    1.4.3. Vai trò của quản lý tổng hợp rủi ro và thu nhập. 52
    1.5. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ NGÂN HÀNG Ở
    CÁC
    NƯỚC TRONG KHU VỰCVÀ TRÊN THẾ GIỚI. 56
    1.5.1. Những kinh nghiệm quản lý vốn tự có ngân hàng ở tầm vĩ mô. 56
    1.5.2. Những kinh nghiệm quản lý vốn tự có ngân hàng ở tầm vi mô. 61
    1.5.3. Bài học kinh nghiệm quản lý vốn tự có cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 63
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ
    TẠI CÁC NHTMCP TP.HCM. 65
    2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM. 65
    2.1.1. Bối cảnh kinh tế trước yêu cầu chuẩn hoá an toàn vốn tự có. 65
    2.1.2. Đặc thù hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. 67
    2.1.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư vốn vào các NHTM tại Việt Nam. 68
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP TP.HCM. 71
    2.2.1. Thực trạng chung về quản lý vốn tự có tại các NHTMCP TP.HCM. 71
    2.2.2. Phân tích năng lực tài chính của các NHTMCP TP.HCM. 83
    2.2.3. Phân tích hiệu quả áp dụng các chuẩn mực đánh giá vốn tự có an toàn
    theo quy định của BIS tại NHTMCP Á Châu (ACB). 100
    2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP
    TP.HCM 104
    2.3.1. Những kết quả đạt được. 104
    2.3.2. Những hạn chế trong quản lý vốn tự có tại các NHTMCP TP.HCM. 105
    2.4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠI
    CÁC
    NHTMCP TP.HCM. 108
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 114
    CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠO MÔI TRƯỜNG
    CẠNH TRANH LÀNH MẠNH CHO CÁC NHTMCP TP.HCM. 115
    3
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP
    TP.HCM GIAI ĐOẠN TỪ 2007 – 2020. 115
    3.1.1. Nhu cầu vốn tự có tối thiểu cho mục tiêu phát triển giai đoạn 2007 -
    2020. 115
    3.1.2. Quản lý quá trình tăng trưởng vốn tự có trung bình đối với các
    NHTMCP TP.HCM. 118
    3.1.3. Mục tiêu phát triển vốn tự có đối với các NHTMCP TP.HCM. 124
    3.1.4. Nguyên tắc phát triển vốn tự có đối với các NHTMCP TP.HCM. 124
    3.1.5. Định hướng đổi mới quản lý vốn tự có đối với các NHTMCP TP.HCM. 126
    3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TP.HCM. 127
    3.2.1. Sửa đổi thể chế, xác định mô hình và định vị thị trường mục tiêu. 127
    3.2.2. Đổi mới cơ chế quản trị rủi ro theo công nghệ quản trị hiện đại. 132
    3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý an toàn vốn phù hợp với yêu cầu của BIS. 141
    3.2.4. Tái cấu trúc sở hữu vốn cổ phần theo hướng bền vững. 153
    3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, GIÁM SÁT AN TOÀN VỐN TỰ CÓ. 161
    3.3.1. Đổi mới cơ chế chính sách giám sát, đánh giá an toàn vốn. 161
    3.3.2. Mở rộng khung tỷ lệ đánh giá vốn tự có an toàn. 164
    3.3.3. Aùp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá vốn tự có an toàn đa dạng. 166
    3.3.4. Thực hiện cơ chế đa phân tầng trong quản lý, giám sát an toàn vốn. 168
    3.3.5. Xây dựng chế độ kỷ luật an toàn vốn chặt chẽ, nghiêm minh. 169
    3.3.6. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, giám sát an toàn vốn. 171
    3.4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ. 173
    3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước Việt Nam. 173
    3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 176
    3.4.3. Kiến nghị với UBND Thành phố Hồ Chí Minh. 180
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 182
    KẾT LUẬN 183
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...