Tiến Sĩ Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng thương mại cổ phần t

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    l. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Trong nền kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở hình thành pháp lý kinh
    doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất
    trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh
    tiền tệ, vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành
    và phát triển lâu dài của ngân hàng.
    Duy trì quy mô vốn tự có hợp lý, đảm bảo khả năng tăng trưởng vốn tự có
    mạnh mẽ phù hợp với chiến lược phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tài
    chính của ngân hàng. Nói khác đi, khi vốn tự có của ngân hàng được quản lý hữu
    hiệu theo công nghệ hiện đại bằng những tiêu chuẩn an toàn tiên tiến thì năng lực
    tài chính của ngân hàng sẽ được nhân lên nhiều lần. Năng lực tài chính cao và
    lành mạnh là điều kiện cơ bản để ngân hàng mở rộng khả năng huy động vốn,
    tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng tự bảo vệ trước các rủi ro
    và phát triển ổn định, bền vững.
    Tuy nhiên, một trong số những điểm yếu của hệ thống NHTMCP Việt Nam
    hiện nay đó là quy mô vốn tự có quá thấp và trình độ quản lý an toàn vốn vẫn
    còn quá yếu kém. Điểm yếu này đã và đang có những ảnh hưởng xấu đến khả
    năng cạnh tranh, uy tín, vị thế và mức độ an toàn trong kinh doanh của các
    NHTMCP. Khắc phục điểm yếu này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi Việt
    Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế toàn cầu. Vấn đề đặt ra là làm
    thế nào để các NHTMCP có đủ khả năng để chống đỡ với những áp lực cạnh
    tranh từ sự “đổ bộ” của các NHNNg, và vượt qua những ràng buộc khắt khe bởi
    các đạo luật giám sát an toàn vốn ở đẳng cấp cao của cơ quan giám sát ngân hàng
    quốc tế mà vẫn đạt được các mục tiêu sinh lợi của mình.
    Mặc dầu, các quy định về an toàn vốn tự có trong hoạt động kinh doanh ngân
    hàng ở Việt Nam gần đây đã được cải thiện theo các quy định của quốc tế, nhưng
    các NHTMCP vẫn chưa thể thực thi được do còn có quá nhiều yếu kém về trình độ,
    công nghệ, chuẩn mực và điều kiện pháp lý. Mặt khác trong quá trình triển khai,
    nhiều bất cập giữa các ngân hàng đã phát sinh, nhiều vấn đề khó khăn đặt ra,
    Nhằm giúp các NHTMCP TP.HCM nhanh chóng hiện đại hóa, phù hợp với
    sự phát triển của các chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn và thực tiễn của Việt
    Nam, qua đó đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng khả năng sinh lợi, từng bước xác lập
    được vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường trong nước và quốc tế, tác giả đã
    chọn đề tài “Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho
    các NHTMCP TP.HCM” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.


    ll. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ các luận cứ khoa học cả
    về lý luận và thực tiễn quản lý vốn tự có trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
    Khảo cứu thực trạng quản lý vốn tự có và đề xuất hệ thống các giải pháp đổi mới
    toàn diện quản lý vốn tự có phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa an toàn vốn trong hoạt
    động kinh doanh ngân hàng quốc tế, tạo điều kiện để các NHTMCP TP.HCM phát
    triển hiệu quả, ổn định và bền vững.


    lll. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống lý luận về quản lý vốn tự có,
    hệ thống pháp luật, hệ thống các chuẩn mực đánh giá, giám sát an toàn vốn tự có.
    Trọng tâm nghiên cứu là các vấn đề về kỹ năng quản trị vốn tự có của các
    NHTM và phương thức quản lý vốn của cơ quan giám sát ngân hàng theo yêu cầu
    quản lý an toàn vốn tự có hiện đại của BIS, tại các NHTMCP TP.HCM.

    lV. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
    Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp
    với các phương pháp thống kê, so sánh, xử lý hệ thống, mô hình hoá kinh tế vĩ
    mô, có đối chứng với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác. Luận án đã
    tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên
    quan để hoàn thiện các giải pháp.


    V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.
    ƒ Sửa đổi thể chế quyền sở hữu vốn cổ phần phù hợp với những đổi mới từ Luật
    Doanh nghiệp. Phát triển hoạt động của ngân hàng theo mô hình tập đoàn tài chính
    đa năng, định vị lại thị trường mục tiêu;
    ƒ Đổi mới cơ cấu vốn tự có an toàn, xây dựng chiến lược tái cấu trúc sở hữu vốn
    cổ phần bền vững; Đổi mới chương trình, nội dung, cơ chế, chính sách quản lý, giám
    sát, đánh giá an toàn vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và lộ trình
    thực hiện các cam kết quốc tế;
    ƒ Đổi mới quản lý, đánh giá vốn tự có an toàn theo hướng mở rộng khung tỷ lệ
    theo khả năng đáp ứng vốn và mức độ rủi ro, áp dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng có
    điều kiện, thực hiện cơ chế quản lý đa phân tầng.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án dài 184 trang, với 12 Biểu; 34
    Bảng; 15 Hình minh hoạ, 6 phương trình. Nội dung chính của luận án được thể
    hiện ở ba chương (I, II và III).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...