Thạc Sĩ Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính cấp thiết của đề tài
    Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) hiện nay đã trải qua gần 9 năm xây dựng
    và phát triển. Tuy thời gian không phải là dài nhưng đó là cả một thời kỳ đầy thử thách
    trong bước đi ban đầu của một mô hình đại học mới. Cũng chính từ thực tế sinh động của
    quá trình đổi mới này, một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học
    và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao hàng đầu của cả nước đã
    được hình thành ngày càng rõ nét và vững chắc. Điều đó càng được khẳng định sau hơn
    một năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương
    (khóa VIII) của Đảng, cũng như gần một năm triển khai Nghị định số 07/2001/NĐ-CP
    ngày 01/02/2001 của Chính phủ và Quy chế tổ chức hoạt động của Đại học Quốc gia Hà
    Nội ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng
    Chính phủ. Những chủ trương lớn và những quyết định quan trọng trên của Đảng và
    Chính phủ có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng và đã mở ra một giai đoạn mới đối
    với sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐHQGHN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa (CNH, HĐH) đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển đại học của các nước tiên
    tiến trên thế giới, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh
    vực, chất lượng cao của cả nước. Để hoàn thành sứ mạng lịch sử đó, ĐHQGHN phải phát
    huy tiềm năng sẵn có của mình trên cơ sở sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Trong đó,
    quản lý tài chính là một mắt xích quan trọng trong tổng thể guồng máy hoạt động của
    ĐHQGHN nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
    Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại
    học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
    quản lý kinh tế, mã số 5.02.05.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như luận văn thạc sĩ
    quản lý kinh tế về "Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo công lập ở nước ta
    hiện nay" của học viên cao học Nguyễn Duy Tạo (năm 2000) và đề tài "Đổi mới và hoàn
    thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân" của Tiến sĩ Trần Thu Hà
    (năm 1993) . Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về quản lý
    tài chính, điều hành ngân sách GD-ĐT tầm vĩ mô và tập trung nghiên cứu việc sử dụng
    các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức liên quan, quá trình lập, chấp hành và quyết
    toán ngân sách hàng năm các nguồn kinh phí của các trường công lập chủ yếu là đại học
    và cao đẳng. Chưa có đề tài nào đề cập đến quản lý tài chính của các trường đại học theo
    mô hình ĐHQGHN.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Mục đích
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình quản lý tài chính từ khi thành lập
    ĐHQGHN đề ra các giải pháp đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình ĐHQGHN
    trong hiện đại hóa đất nước.
    Để thực hiện mục đích trên nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính, quản lý tài chính, nguồn tài chính cho giáo
    dục - đào tạo nói chung và của ĐHQGHN nói riêng.
    - Phân tích thực trạng việc khai thác, sử dụng nguồn tài chính của ĐHQGHN thời
    gian qua.
    - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm đáp ứng mô hình của
    ĐHQGHN.
    Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài đi sâu nghiên cứu góc độ quản lý tài chính từ khi thành lập ĐHQGHN đến
    nay, những vấn đề khác được đề cập nhằm phục vụ cho chủ đề chính của luận văn.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
    lịch sử và các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
    chính sách phát triển của Đảng ta, các quan điểm đường lối chính sách tài chính, chính
    sách giáo dục nước ta, các luận điểm kinh tế trong đào tạo nguồn nhân lực.
    Phương pháp nghiên cứu là kết hợp nghiên cứu lý thuyết khái quát hóa với quan
    sát đánh giá thực tiễn, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
    đánh giá để xử lý số liệu điều tra, khảo sát.
    5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn tài chính và quản lý tài chính
    cho giáo dục đại học công lập nói chung và ĐHQGHN nói riêng. Thông qua phân tích
    thực trạng quá trình huy động các nguồn tài chính và quản lý tài chính của ĐHQGHN,
    luận văn đã chỉ ra được những bài học kinh nghiệm thành công, những tồn tại, hạn chế
    cần khắc phục và hoàn thiện, qua đó đã trình bày những quan điểm cơ bản cần quán triệt,
    đề ra các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình huy động và
    quản lý tài chính, đáp ứng mô hình ĐHQGHN.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và
    thực tiễn trong việc huy động, sử dụng các nguồn tài chính, hiệu quả của chúng trong
    GD-ĐT, nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chuơng, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...