Đổi mới quản lý nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2010 - 37 – 85CT (Đề tài Cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tiến Hùng
    Các thành viên tham gia: ThS. Bùi Thanh Tú; PGS.TS. Đặng Bá Lãm; GS.TS. Nguyễn Lộc; PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ; ThS. Hồ Thanh Bình; PGS.TS. Nguyễn Công Giáp; PGS.TS. Trần Khánh Đức; ThS. Lều Thu Hà.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 12 năm 2010/ tháng 12 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    QL (Quản lý) nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong phát triển trường PT (phổ thông). Trong những năm qua, QLGD (Quản lý giáo dục) PT Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, tuy nhiên, vẫn c̣òn nhiều bất cập và một trong các nguyên nhân chính là QL của trường PT còn chưa hiệu quả. Hơn nữa, c̣òn nhiều hạn chế về NC lý luận đổi mới QL hiệu quả của trường PT, như chưa làm rõ bản chất cũng như các tiêu chí của QL hiệu quả của trường PT .; và đặc biệt việc NC vấn đề này trong bối cảnh phân cấp QLGD ở Việt Nam còn rất mỏng và chưa có một công trình NC (Nghiên cứu) toàn diện.

    Vì vậy, NC đề tài 'Đổi mới QL của nhà trường PT Việt Nam theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD' được xem là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần tiếp tục NC.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    NC Cơ sở lí luận và kinh nghiệm quốc tế làm tiền đề đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới QL của trường PT Việt Nam theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lí luận và kinh nghiệm quốc tế về đổi mới QL của trường PT theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD;
    - Đánh giá thực trạng về QL của trường PT Việt Nam hiện nay theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD tại Hậu Giang và Phú Thọ; và
    - Đề xuất một số giải pháp đổi mới QL của trường PT Việt Nam theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Về nội dung NC: Đề tài giới hạn NC các nội dung liên quan đến đổi mới QL của trường PT theo định hướng hiệu quả, chủ yếu về bản chất và các nhân tố chính tác động đến QL hiệu quả của trường PT, như: lãnh đạo và QL của lãnh đạo nhà trường, QL các nguồn lực trong nhà trường, QL các mối quan hệ với cấp trên và cộng đồng . trong bối cảnh phân cấp QLGD.

    Về cơ sở GD (giáo dục): Đề tài chỉ giới hạn chỉ NC về QL của trường tiểu học, trường THCS, trường THPT công lập bình thường/đại trà.

    Về quốc gia NC: Đề tài NC kinh nghiệm quốc tế về QL hiệu quả của trường PT của một số nước: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển .

    Phạm vi khảo sát: Đề tài khảo sát tại 02 tỉnh (01 tỉnh phía Bắc và 01 tỉnh miền Nam), mỗi tỉnh dự kiến khảo sát tại 02 trường tiểu học, 02 THCS (trung học cơ sở) và 02 trường THPT (trung học phổ thông) công lập theo tiêu chí thành thị và nông thôn.

    Tính khả thi của giải pháp chính: các tiêu chí về QL hiệu quả trường PT Việt Nam do đề tài đề xuất sẽ được tổ chức lấy ý kiến đánh giá thông qua hội thảo hoặc chuyên gia.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp NC lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh các tài liệu NC liên quan trong và ngoài nước để NC các cơ sở/căn cứ cho việc đề xuất khung lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đổi mới QL của trường PT theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD; và nhóm phương pháp NC thực tiễn: khảo sát (phỏng vấn, phiếu thu thập ý kiến .), hội thảo, chuyên gia . để tìm hiểu hiện trạng và lấy ý kiến phản biện cho việc đề xuất giải pháp chính về đổi mới QL của trường PT Việt Nam theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đổi mới quản lý trường phổ thông theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
    1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan
    1.2. Bối cảnh và thách thức đối với quản lý hiệu quả trường phổ thông
    1.3. Các đặc trưng cơ bản của quản lý hiệu quả trường phổ thông trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
    1.4. Một số xu thế quản lý hiệu quả trường phổ thông trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
    1.5. Bản chất và các nhân tố tác động đến quản lý hiệu quả trường phổ thông trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
    1.6. Mô hình và các tiêu chuẩn đánh giá quản lý hiệu quả trường phổ thông trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
    Kết luận Chương 1

    Chương 2: Đánh giá thực trạng về quản lý trường phổ thông Việt Nam hiện nay theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục tại tỉnh Hậu Giang và Phú Thọ
    2.1. Bối cảnh phân cấp quản lý GDPT Việt Nam và phân cấp quản lý nhà trường phổ thong tại Hậu Giang và phú Thọ
    2.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng về quản lý nhà trường tại một số trường tiểu học, THCS, THPT tại Hậu Giang và Phú Thọ
    2.3. Đánh giá chung về mặt mạnh, hạn chế/bất cập và nguyên nhân của quản lý hiệu quả trường phổ thông Việt Nam hiện nay trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục tại Hậu Giang và Phú Thọ
    Kết luận Chương 2

    Chương 3. Một số giải pháp đổi mới quản lý trường phổ thông Việt Nam theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
    3.1. Mô hình, tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá quản lý hiệu quả trường phổ thông Việt Nam
    3.2. Qui trình tự đánh giá dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý hiệu quả trường phổ thông
    3.3. Lập hoặc điều chỉnh kế hoạch phát triển dựa trên kết quả tự đánh giá quản lý hiệu quả trường phổ thông
    3.3. Lập hoặc điều chỉnh kế hoạch phát triển dựa trên kết quả tự đánh giá quản lý hiệu quả trường phổ thông
    3.4. Các cách tiếp đổi mới/cải tiến quản lý hiệu quả trường phổ thông
    3.5. Áp dụng mô hình quản lý hiệu quả trường phổ thông trong thực tiễn Việt Nam
    Kết luận Chương 3

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các trường phổ thông cải tiến được hiệu quả QL nên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Vì vậy, sẽ tạo một tiền đề quan trọng cho việc cung cấp đầu vào có chất lượng hơn để đào tạo ra một nguồn nhân lực tốt hơn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại Việt Nam trong tương lai.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ NC về đổi mới QL trường PT theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD thông qua:

    - CSLL về đổi mới QL trường PT theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD được làm sáng tỏ thông qua việc NC khái niệm/thuật ngữ liên quan, bối cảnh và thách thức đối với QL hiệu quả trường PT
    - Dựa trên kết quả NC lý luận, đề tài đã thiết kế bộ phiếu hỏi và phỏng vấn cán bộ QL, GV, nhân viên, HS và cha mẹ HS tại 12 trường tiểu học, THCS và THPT của 02 tỉnh Hậu Giang và Phú Thọ, để xây dựng và đánh giá hiện trạng và rút ra được những mặt mạnh, bất cập và nguyên nhân về QL các trường PT trên trong bối cảnh phân cấp QLGD theo các tiêu chí hiệu quả.
    - Dựa trên kết quả NC lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất được mô hình QL hiệu quả trường PT Việt Nam theo mô hình TQM thông qua Bộ tiêu chuẩn về QL hiệu quả trường PT trong bối cảnh phân cấp QLGD.

    Khuyến nghị

    Để có thể đổi mới/cải tiến thành công QL nhà trường PT Việt Nam theo định hướng hiệu quả trong bối cảnh phân cấp QLGD, cần lưu ý thực hiện một số kiến nghị sau:

    - Cần tiếp tục thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn về QL hiệu quả trường PT cũng như quy trình tự đánh giá trong và đánh giá ngoài trên diện rộng để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp để có thể áp dụng rộng rãi hơn.
    - Đổi mới/cải tiến QL hiệu quả nhà trường PT là một quá trình liên tục và đó là thách thức phức tạp nhất mà các nhà lãnh đạo và GV nhà trường PT cần phải vượt qua.
    - Đào tạo và tập huấn cho lãnh đạo trường PT về kiến thức, kỹ năng và qui trình đổi mới/cải tiến hiệu quả nhà trường PT trong bối cảnh phân cấp QLGD.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...