Thạc Sĩ Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

    Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ
    THUẬT ĐÔ THỊ
    1.1. Khái niệm, vai trò vàđặcđiểm của kết cấu hạtầng kỹthuậtđô thị
    1.2. Sựcần thiết khách quan phảiđổi mới quản lý nhà nước vềkết cấu hạtầng kỹthuật trong

    giaiđoạn hiện nay
    1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềkết cấu hạtầng kỹthuậtởmột sốđô thị
    Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀKẾT CẤU HẠTẦNG KỸTHUẬT

    ỞTHÀNH PHỐTAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA

    2.1. Một sốđặcđiểm tựnhiên và kinh tế- xã hội của thành phốTam Kỳ, Quảng Nam
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước vềkết cấu hạtầng kỹthuậtđô thịTam Kỳtrong 5 năm

    (2001-2005)
    2.3. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước vềkết cấu hạtầng kỹthuật

    ởthành phốTam Kỳ

    Chương 3:MỘT SỐGIẢI PHÁPĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀKẾT CẤU HẠT

    ẦNG KỸTHUẬTỞTHÀNH PHỐTAM KỲ- TỈNH QUẢNG NAM

    3.1. Nhữngđịnh hướng lớn trong quản lý nhà nước vềkết cấu hạtầng kỹthuậtởthành phố

    Tam Kỳ
    3.2. Một sốgiải pháp cơbản
    KẾT LUẬN

    Mở ĐầU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
    hội của các đô thị là kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Hầu hết các nội dung cơ bản của
    kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đều do Nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý, sử
    dụng vào mục đích công. Vấn đề quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
    là một bộ phận quan trọng trong công tác quản lý đô thị, có ảnh hưởng rất lớn
    đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia, mỗi đô thị.
    Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ- trung tâm kinh tế, chính trị và văn
    hóa- xã hội của tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1997, khi Quảng Nam -Đà Nẵng
    được chia tách thành hai đơn vị hành chính, Thành phố được tập trung
    đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tốc độ cao, đóng góp tích
    cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất v à tinh
    thần của nhân dân. Trong quá tr ình đô thị hóa, còn nhiều tồn tại, yếu kém,
    nhất là việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tính chiến l ược, quy hoạch
    “treo”; quản lý đầu tư xây dựng thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp, nhiều công
    trình hạ tầng kém chất lượng, thất thoát vốn đầu tư, tình trạng “đào lên lấp
    xuống” nhiều lần ở cùng một công trìn h khá phổ biến; vệ sinh môi trường
    đô thị c òn nhiều yếu kém, tỷ lệ thu gom rác thải mới đạt trên 68% so với
    yêu cầu; đầu tư phát triển chưa gắn với giải quyết môi trường sinh thái
    đảm bảo tính bền vững .
    Vấn đề có tính thời sự đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
    thành phố Tam Kỳ là làm thế nào để quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
    đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục tình trạng yếu kém, bất cập đang diễn ra, tạo
    điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng
    ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
    Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
    “Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam
    Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
    3
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã có một số tài
    liệu đề cập. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu được xuất bản đều nghiên cứu vấn
    đề này như là một bộ phận cấu thành trong công tác quản lý đô thị nói chung
    chứ chưa có tài liệu riêng biệt, chuyên sâu về nội dung mà đề tài này nghiên
    cứu, điển hình như:
    Sách “Quản lý đô thị” do TSKH Nguyễn Ngọc Châu chủ biên (Nxb
    Xây dựng, Hà Nội 2001). Sách “Kinh tế học đô thị” của giáo sư Trung Quốc -Nhiêu Hội Lâm, người dịch Lê Quang Lâm (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
    2004). Sách “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy hoạch và quản lý cơ
    sở hạ tầng đô thị”, của PGS Trần Đức Dục (Nxb Xây dựng Hà Nội 2000).
    Sách “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS Võ Kim Cương (Nxb Xây
    dựng Hà Nội 2004). Sách “Quản lý đô thị” của TS Phạm Trọng Mạnh (Nxb
    xây dựng, Hà Nội năm 2002). Sách “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch
    và quản lý đô thị", tác giả Nguyễn Đăng Sơn - Viện Nghiên cứu đô thị và phát
    triển hạ tầng (IUSID) (Nxb Xây dựng Hà Nội 2005) . Trong các sách nêu
    trên, chủ yếu đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ
    tầng kỹ thuật ở các đô thị lớn trong cả nước và kinh nghiệm quốc tế; đưa ra
    một số ý tưởng và quan điểm mới mang tính giải pháp, đột phá để đóng góp
    vào việc giải quyết bài toán hắc búa, bức thiết hiện đang đặt ra đối với các
    chính phủ và chính quyền đô thị.
    Ngoài ra, một số nội dung có liên quan đến công tác quản lý kết cấu hạ
    tầng kỹ thuật đô thị đã được đưa ra hội thảo của một số tổ chức như Hiệp hội
    các đô thị Việt Nam (năm 2004 tại TP Pleicu - Gia Lai); Hội Khoa học Kinh
    tế Việt Nam (năm 2000 tại Hà Nội); Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ
    thuật Châu á- Thái Bình Dương (năm 2001).
    Trên thực tế, vấn đề “Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô
    thị” chưa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt, cụ thể và có hệ thống.
    Hơn nữa, đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành
    4
    phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” chưa được nghiên cứu.
    Vì vậy, đề tài nghiên cứu làm luận văn không trùng lắp với các công trình nghiên
    cứu đã công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước
    về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và tại thành phố Tam Kỳ- Tỉnh
    Quảng Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản
    lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ đến năm 2010.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Phân tích, làm rõ khái niệm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, vai trò
    của kết cấu HTKT đô thị đối với phát triển kinh tế- xã hội đô thị.
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ
    thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý nhà nước về
    kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh
    vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong
    giai đoạn từ 2001-2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
    tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
    trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục
    tiêu “phát triển bền vững” và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hiện
    nay; các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ về quản
    lý kết cấu hạ tầng nói chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng nhằm
    phát triển kinh tế xã hội địa phương.
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
    sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; phương pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch sử, tổng
    hợp, thống kê, phân tích, so sánh và tổng kết kinh nghiệm.
    5
    6. Những đóng góp của luận văn
    Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về kết cấu hạ tầng
    kỹ thuật, vai trò của nó đối với phát triển kinh tế-xã hội tại các đô thị.
    Đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước trên lĩnh
    vực này, nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây d ựng, chỉnh trang đô thị,
    phát triển kinh tế- xã hội tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
    Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quản lý, chỉ đạo
    điều hành và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
    đô thị, nhất là tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
    6
    Chương 1
    CƠ Sở Lý LUậN CủA QUảN Lý NHà NƯớc
    về kết cấu Hạ tầng kỹ thuật đô thị
    1.1. khái niệm, vai trò và đặc điểm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
    1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
    1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng
    Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nói riêng và kết cấu hạ tầng nói chung ngày
    càng được sử dụng nhiều với tư cách là những thuật ngữ khoa học trong các
    công trình nghiên cứu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp
    chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, ngay nội dung của
    thuật ngữ này cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, nhìn tổng quát chúng ta có
    thể thấy tập trung chủ yếu là hai loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan
    niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng của thuật ngữ kết cấu hạ tầng.
    Theo nghĩa hẹp, kết cấu hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi
    sản xuất thuộc lĩnh vực lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất
    kỹ thuật phi sản xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những
    điều kiện chung cho sản xuất, phục vụ những nhu cầu phổ biến của sản
    xuất và đời sống xã hội. Theo cách hiểu này kết cấu hạ tầng chỉ bao gồm
    các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện, hệ thống thông
    tin liên lạc . và các đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Cách hi ểu
    như vậy có tác dụng giúp phân biệt khu vực "kết cấu hạ tầng" với chức
    năng bảo đảm lưu thông, phục vụ cho khu vực sản xuất và các khu vực
    khác và về nguyên tắc khu vực kết cấu hạ tầng khác hẳn với các khu vực
    khác của nền kinh tế quốc dân như tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá, xã
    hội . Tuy nhiên quan niệm kết cấu hạ tầng theo nghĩa hẹp không phản ánh
    được mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận có mối liên quan mật thiết với
    nhau trong một hệ thống thống nhất.
    Theo nghĩa rộng, kết cấu hạ tầng đ ược hiểu là tổng thể các công
    7
    trình đảm bảo những điều kiện "bên ngoài" cho s ản xuất và sinh hoạt của
    dân cư. Kết cấu hạ tầng là một phạm trù rộng gần nghĩa với "môi trường
    kinh tế", bao gồm các phân hệ: phân hệ kỹ thuật (đ ường, giao thông, cầu,
    cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn thông .) và phân hệ xã hội
    (giáo d ục, y tế, khoa học kỹ thuật .), hay phân tích cụ thể h ơn còn có
    phân hệ tài chính (hệ thống tài chính - tín d ụng), phân hệ thiết chế (hệ
    thống quản lý nhà nước và luật pháp). Cách hiểu n ày rõ ràng là rất rộng,
    bao hàm hầu như toàn b ộ khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng
    hiểu theo nghĩa rộng không đồng nghĩa và lẫn lộn với các phạm trù "khu
    vực dịch vụ" hoặc "môi trường kinh tế" ở chỗ kết cấu hạ tầng là một phạm
    trù bao hàm tất cả những công trình c ơ sở vật chất kỹ thuật, trong mối
    quan hệ chặt chẽ với chức năng của chúng là tạo điều kiện cho các khu
    vực kinh tế khác nhau phát triển.
    Như vậy, khu vực kết cấu hạ tầng xét về mặt hình thức là rất rộng, bao
    gồm các lĩnh vực rất khác nhau từ hệ thống giao thông đến cấp thoát nước, từ
    thể chế pháp lý đến hệ thống đảm bảo thông tin kinh tế . nhưng cần phải chú
    ý là kết cấu hạ tầng không phải là tổng thể cơ học của tất cả các lĩnh vực đó
    mà nó chỉ xét đến mối quan hệ "phục vụ", quan hệ "đảm bảo điều kiện" của
    các lĩnh vực đó cho nền kinh tế quốc dân (xem sơ đồ 1.1).
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý
    của Nhà nước nên quan niệm kết cấu hạ tầng theo nghĩa rộng vì như vậy sẽ
    thấy rõ tính hệ thống của toàn bộ các lĩnh vực có tác dụng hỗ trợ cho sản xuất
    và đời sống xã hội. Các bộ phận của kết cấu hạ tầng không đứng độc lập riêng
    rẽ mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Cách nhìn hệ thống đối với kết cấu hạ tầng
    theo nghĩa rộng cho phép thấy được vị trí, vai trò tổng thể của kết cấu hạ tầng,
    thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận bề ngoài có vẻ như độc lập
    và không có liên quan với nhau, từ đó quan điểm, chính sách giải pháp quản
    lý khu vực này sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế quốc dân.
    Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa kết cấu hạ tầng đối với hoạt động

    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Ban Đào tạo và Phổ biến kiến thức- Hội Khoa học kinh tế Việt Nam
    (1997), Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, Tài liệu
    tập huấn lưu hành nội bộ, Hà Nội.
    2. GS.TS Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị,
    Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 70/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm
    2005 hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với quỹ Đầu tư
    phát triển thành phố Hà Nội, Hà Nội.
    4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (1997), Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày
    14/12/1996 ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nxb Xây
    dựng, Hà Nội.
    5. Bộ Xây dựng (1999), Tài liệu hội nghị công bố và triển khai định hướng
    quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và định hướng phát triển cấp
    nước đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    6. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
    Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    7. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm
    2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    8. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02
    năm 2007 hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê
    duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ
    chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị
    định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, Hà Nội.
    9. Bùi Trọng Cầu (1/2007), "Tiếp cận tổng thể trong quy hoạch các hệ
    thống cơ sở hạ tầng", Tạp chí Xây dựng, (467), tr.28.
    10. Bảo Châu (2006), Kỹ xảo thiết kế cảnh quang kiến trúc đô thị, Nxb Giao
    thông vận tải, Hà Nội.
    11. TSKH. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị , Nxb Xây d ựng, Hà N ội.
    12. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm
    2005 về quy hoạch xây dựng, Hà Nội.
    118
    13. Chính phủ (2007), Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm
    2007 về quản lý kiến trúc đô thị, Hà Nội.
    14. Chính phủ (2007), Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm
    2007 về xây dựng ngầm đô thị, Hà Nội.
    15. Trần Chủng (1/2007), "Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình
    xây dựng - nền tảng để hội nhập quốc tế", Tạp chí Xây dựng, (487),
    tr.4.
    16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2001-2006), Niên giám thống kê thành
    phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam các năm 2001, 2002, 2003, 2004,
    2005, 2006, Phòng Thống kê thành phố Tam Kỳ.
    17. TS. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây
    dựng, Hà Nội.
    18. PGS. Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy
    hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    19. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (02/2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ
    XIX, Công ty in Quảng Nam, Tam Kỳ.
    20. Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ
    XVIII, Công ty in Quảng Nam, Tam K ỳ.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
    lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Lê Văn Giang (2007), "Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với dự án
    đầu tư xây dựng cơ bản", Tạp chí Xây dựng, (471), tr.6.
    23. Lưu Đức Hải (2003), "Vấn đề nghĩa trang - an táng trong công tác quy
    hoạch xây dựng đô thị", Tạp chí Xây dựng, (9), tr.14.
    24. Đinh Tuấn Hải (1/2007), "Vấn đề quản lý: một số khó khăn thường gặp
    trong các dự án đầu tư xây dựng", Tạp chí Xây dựng, (487), tr.12.
    25. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (3/2002), Nâng cao năng lực quản lý đô
    thị, Kỷ yếu hội thảo, Mỹ Tho.
    26. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (2003), Tổng hợp thông tin dự án nâng cao
    năng lực quản lý môi trường, Công ty in Thống kê và sản xuất bao
    bì Huế, Huế.
    119
    27. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (6/2004), Đô thị Việt Nam, Tài liệu lưu
    hành nội bộ, (số 1).
    28. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (12/2004), Đô thị Việt Nam, Tài liệu lưu
    hành nội bộ, (số 2).
    29. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (5/2005), Đô thị Việt Nam, tài liệu lưu
    hành nội bộ, (số 3).
    30. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (2006), Quản lý quy hoạch và phát triển đô
    thị: Kinh nghiệm của liên minh Châu Âu, Cộng hòa Liên bang
    Đức và Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quản lý quy hoạch và phát
    triển đô thị, Hà Nội.
    31. TS Vũ Ngọc Hoàng (12/01/2006), Phố làng, www.quangnam.gov.vn,
    Nguồn tin từ báo Thanh niên.
    32. Yến Khanh (27/4/2007), Đề án củng cố và xây dựng quỹ đầu tư và phát
    triển đô thị TPHCM thành tổ chức đầu tư tài chính chủ lực của
    thành phố, WWW.hochiminhcity.gov.vn, thành phố Hồ Chí Minh.
    33. GS. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị, người dịch Lê Quang
    Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    34. TS. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    35. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và
    quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    36. Tạp chí bộ Công nghiệp (22/11/2005), Nâng cao năng lực quản lý và sử
    dụng hiệu quả nguồn vốn của các quỹ đầu tư địa ph ương, Hà Nội.
    37. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học những khái niệm mở đầu, Nxb
    Xây dựng, Hà Nội.
    38. Ngô Thế Thi (2006), "Bảo vệ môi trường trong phát triển khu công
    nghiệp ở Việt Nam", Tạp chí Quy hoạch xây dựng, (26), tr.82.
    39. Ngô Thị Anh Thư (2006), "Đô thị hoá và lời cảnh báo về suy thoái môi
    trường", Tạp chí Quy hoạch xây dựng, (19), tr.84.
    40. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (1997), Phương hướng và giải pháp
    120
    cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch hoá đầu tư
    phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nội giai đoạn 1997-2000, Hà Nội.
    41. ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (9/2005), Đề án nâng cấp thị xã Tam
    Kỳ lên đô thị loại III, Tam Kỳ.
    42. ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Đề án thành lập thành phố
    Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    43. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Đồ án quy hoạch phát triển
    không gian đô thị Tam Kỳ đến năm 2025.
    44. Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (12/2006), Báo cáo tình hình kinh
    tế- xã hội, an ninh quốc phòng năm 2006, phương hướng nhiệm vụ
    năm 2007, Tam Kỳ.
    45. Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (01/2007), Báo cáo Đánh giá tình
    hình đầu tư XDCB của thành phố Tam Kỳ, Tam Kỳ.
    46. Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng (2006), Năm mươi
    năm xây dựng và phát triển, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...