Đổi mới quản lý nhà nước về hệ thoogns giáo dục quốc dân trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu h

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2010-37-86CT
    Chủ nhiệm đề tài: GS. TSKH. Vũ Ngọc Hải
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2010/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Thông báo số 242-TB/TW của Bộ chính trị ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII), phương hướng phát triển GD&ĐT đến 2020 đã khẳng định “phải đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về GD&ĐT”. Trên thực tế, hệ thống GD quốc dân ở nước ta đang có bất cập lớn về cơ cấu khung và quản lý nhà nước như phân luồng yếu, thiếu tính liên thông, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán nhất là với GD nghề nghiệp. Quản lý nhà nước trong toàn hệ thống còn có sự chồng chéo, chưa phân cấp rõ ràng, công khai, minh bạch; thiếu cơ chế trong ngành giáo dục và các ngành khác ở cả TW và địa phương; chưa có sự chuyển đổi phù hợp với yêu cầu học tập suốt đời và xã hội học tập. Hiệu lực và quản lý nhà nước về giáo dục còn thấp, chưa thực hiện tốt được 3 công khai trong toàn hệ thống làm hạn chế phát huy tính chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trước xã hội của các cơ sở GD&ĐT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để có đánh giá khách quan và sát thực của quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có thể xác định được những thành công và chưa thành công để đề xuất các giải pháp khắc phục yếu kém bất cập trong quản lý hệ thống giáo dục nước ta thì việc nghiên cứu đề tài trên đây có ý nghĩa cấp thiết cao.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xác lập cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng. Hoàn thiện cơ cấu khung hiện có và đề xuất các giải pháp quản lý
    nhà nước về GD&ĐT.

    Mục tiêu cụ thể:

    - Xác định nguyên tắc và hoàn thiện cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân
    - Xác lập luận cứ khoa học về đổi mới quản lý hệ thống giáo dục quốc dân
    - Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và hệ thống giáo dục quốc dân trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
    - Đề xuất quan điểm, cơ chế quản lý và hệ thống các giải pháp đổi mới và tạo chuyển biến cơ bản quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Tổng quan nghiên cứu cơ cấu khung và quản lý hệ thống giáo dục
    - Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
    - Kinh nghiệm một số nước trong khu vực và trên thế giới về xác lập cơ cấu khung và quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục
    - Thực trạng quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
    - Đề xuất mới sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
    - Nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân ở tất cả các cấp.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 10 chương

    Chương 1: Luận cứ khoa học về hệ thống giáo dục
    Chương 2: Đặc trưng hệ thống giáo dục một số nước trên thế giới
    Chương 3: Luận cứ khoa học quản lý nhà nước hệ thống giáo dục
    Chương 4: Kinh nghiệm quốc tế quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục
    Chương 5: Hệ thống giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới
    Chương 6: Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến hệ thống quản lý giáo dục Việt Nam
    Chương 7: Đổi mới căn bản, toàn diện: Cơ hội, thách thức và yêu cầu đổi mới tư duy quản lý giáo dục Việt Nam
    Chương 8: Đề xuất tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
    Chương 9: Đổi mới quản lý nhà nước hệ thống giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế
    Chương 10: Đề xuất giải pháp và kiến nghị

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện về cơ cấu khung hệ thống giáo dục và đổi mới căn bản quản lý hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; xác định những khiếm khuyết, bất cập của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay, phân tích đối sánh những kinh nghiệm về thiết lập và quản lý hệ thống giáo dục ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và đổi mới căn bản quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục nước ta với tính khả thi cao trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa.

    Thông qua kết quả nghiên cứu điều tra, khảo sát, đề tài đã đánh giá hiện trạng, xác định những bất cập của hệ thống để kiến nghị và đưa ra những giải pháp về điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân và những đổi mới căn bản quản lý nhà nước đối với hệ thống này.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Nhóm đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu chính sau:

    - Xác định cơ sở lý luận về khung hệ thống giáo dục và các luận cứ khoa học quản lý nhà nước hệ thống giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;
    - Tìm tòi, tổng kết và khái quát hóa hệ thống giáo dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới với những phân tích về các đặc điểm giống nhau và khác biệt theo chuẩn giáo dục quốc tế của UNESCO 1997 và 2011. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm có thể sử dụng được ở nước ta phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa giáo dục và đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội.
    - Thông qua kết quả khảo sát về hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước hệ thống giáo dục ở nhiều huyện, tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành đề tài đã bước đầu đánh giá được thực trạng thực hiện hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện hệ thống phân cấp quản lý ở nhiều tầng, bậc của các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân.
    - Đề xuất hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam từ nay đến 2020 và cả hệ thống giáo dục quốc dân sau 2020.
    - Đề tài đã kiến nghị các nhóm biện pháp liên quan tới hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...