Tiến Sĩ Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1


    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 20
    1.1. Một số khái niệm liên quan .20
    1.2. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về giao thông đô thị . 23
    1.3. Bối cảnh hội nhập phát triển và sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị . 31
    1.4. Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hội nhập và phát triển 38
    1.5. Kinh nghiệm quản lý giao thông đô thị bền vững tại một số thành phố lớn trên thế giới
    Kết luận chương 1 . 61


    Chương 2: THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 63
    2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hà Nội 63
    2.2. Thực trạng giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra . 68
    2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội 78
    2.4. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quản lý giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội . 97
    Kết luận chương 2 . 104


    Chương 3: ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 105
    3.1. Những căn cứ của đề xuất đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đôthị tại thành phố Hà Nội
    . 105

    3.2. Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội theo hướng quản lý giao
    thông đô thị bền vững 117
    3.3. Giải pháp thực hiện đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội theo
    hướng quản lý giao thông đô thị bền vững . 124
    3.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 138
    Kết luận chương 3 . 143

    KẾT LUẬN . 145
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 147
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài


    Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, đường lối Đổi mới đúng đắn do Đảng Cộng sản khởi xướng đã đưa Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu của và đạt được những thành tích đáng khâm phục trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua hơn 25 năm thực hiện Đổi mới nhưng Việt Nam hiện nay vẫn đứng trong hàng ngũ các nước có trình độ phát triển thấp so với các nước trong khu vực và còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết để tiếp tục phát triển bền vững.
    Những thành tựu phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu phát triển các lĩnh vực khác trong xã hội. Ở phạm vi toàn quốc gia và trong từng địa phương, trách nhiệm của Nhà nước và chính quyền các địa phương là phải làm sao cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực đảm bảo tính hài hòa, hợp lý.Trong phạm vi các thành phố cũng vậy, một khi chỉ quá chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển các lĩnh vực khác thì sẽ dẫn đến hậu quả là phải đối mặt với những vấn đề gây cản trở sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Các thành phố ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện đang gặp phải sự mất cân đối trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống KT - XH, một trong những lĩnh vực mất cân đối nghiêm trọng nhất là GTĐT.
    Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên thể hiện thông qua sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào tiến trình phát triển chung của thế giới. Sự hội nhập quốc tế có tác động đến tất cả các lĩnh vực đời sống KT - XH của đất nước nói chung cũng như của các đô thị nói riêng, trong đó có lĩnh vực GTĐT. Ngoài tác động tích cực là đưa Việt Nam hòa chung vào nhịp độ
    phát triển chung của thế giới để tận dụng những cơ hội cho phát triển thì tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế là có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề vốn có của đất nước.Tại các thành phố lớn của Việt Nam, một trong những biểu hiện thể hiện tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu về giao thông. Tình trạng này làm cho chất lượng cuộc sống của người dân thành phố bị giảm sút đáng kể.
    Trong thời gian qua, mặc dù với sự cố gắng của các cơ quan QLNN, nhiều giải pháp đã được đề xuất và thực hiện nhưng nhìn chung các giải pháp còn mang tính tình thế, chưa giải quyết được tận gốc nguyên nhân phát sinh ra sự mất cân đối trong GTĐT và kết quả là tình hình GTĐT ở các thành phố lớn của Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng với những biểu hiện như ách tắc và tai nạn giao thông gia
    tăng. Tình trạng này dẫn tới hậu quả là gây lãng phí tiền bạc của xã hội và ô nhiễm môi trường sống.
    Thực trạng đó đòi hỏi chính quyền các thành phố lớn phải tiếp cận công tác QLNN về GTĐT theo một cách khác để có thể xem xét lại một cách toàn diện hoạt động QLNN về GTĐT, từ đó phân tích và tìm kiếm các cách thức để giải quyết vấn đề GTĐT một cách căn bản và triệt để hơn. Có như vậy mới làm cho các thành phố này đảm nhiệm được chức năng là trung tâm tăng trưởng kinh tế của một đất nước
    cơ bản được công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020. Với ý tưởng như vậy, đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển” sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một cách tiếp cận mới đối với QLNN về GTĐT để từ đó xây dựng luận cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở để tìm kiếm giải pháp quản lý, góp phần gợi ý cho Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác của Việt Nam giải quyết được những vấn đề về GTĐT đang đặt ra, tạo ra sự phát triển tương xứng các lĩnh vực KT - XH của Thành phố, từ đó hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, trở thành trung tâm vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


    2. Mục đích nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xây dựng luận cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất định
    hướng đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội, giúp giải quyết được một cách cơ bản những vấn đề
    GTĐT đang và sẽ đặt ra tại thành phố Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn của Việt Nam nói chung
    trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
    3. Nội dung nghiên cứu


    Với mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện những nội chính sau đây:
    - Hệ thống hóa lý thuyết QLNN về GTĐT.
    - Phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập và phát triển đến GTĐT nói chung và GTĐT tại thành phố Hà Nội nói riêng.
    - Nghiên cứu quản lý GTĐT bền vững - cách tiếp cận mới về QLNN về GTĐT.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý GTĐT bền vững của một số thành phố lớn trên thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...