Tiến Sĩ Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .vi
    MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
    ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM .
    . 12

    1.1. Một số vấn đề chung về kinh doanh xăng dầu 12
    1.1.1.Xăng dầu 12
    1.1.2. Kinh doanh xăng dầu 13
    1.1.3.Xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu. .14
    1.1.4.Thị trường và phân loại thị trường xăng dầu .17
    1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu .21
    1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu .21
    1.2.1.1 Quản lý nhà nước về kinh tế 21
    1.2.1.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh .26
    1.2.2 Các chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh xăng dầu 28
    1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 29
    1.2.4 Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. 38
    1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 40
    1.3.1 Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
    doanh xăng dầu ở một số nước .40
    1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản lý nhà nước đối với hoạt
    động kinh doanh xăng dầu 49



    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM .. 54

    2.1. Khái quát về sự phát triển thị trường và quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .54
    2.1.1 Các giai đoạn phát triển của thị trường xăng dầu và quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. .54
    2.1.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam 63
    2.1.3 Đánh giá về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam 80
    2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở
    Việt Nam. .84
    2.2.1 Cơ chế, chính sách quản lý chung về hoạt động kinh doanh xăng dầu 84
    2.2.2 Quản lý giá đối với các sản phẩm xăng dầu .102
    2.2.3. Quản lý thuế và các khoản thu từ xăng dầu .114
    2.2.4 Quản lý hạn ngạch nhập khẩu. 121
    2.2.5 Quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất .125
    2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 126
    2.3.1 Những thành tựu đạt được trong quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu 126
    2.3.2 Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu . 128

    CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 138
    3.1. Những thách thức đối với quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu ở
    Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .138
    3.2. Quan điểm đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong giai đoạn 2011-2020 .142
    3.3. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt
    Nam giai đoạn 2011-2020 .147
    3.3.1 Đổi mới tư duy nhận thức về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 147
    3.3.2 Hình thành Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu 151
    3.3.3. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu .152
    3.3.4 Đổi mới cơ chế, chính sách dự trữ quốc gia 162
    3.3.5 Đổi mới công tác quy hoạch .163
    3.3.6 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu 164

    KẾT LUẬN . 167
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
    PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI 178
    PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI . 181
    PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ GIÁ XĂNG DẦU 188
    PHỤ LỤC 4 MỨC THU TỪ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU 1996-2008 . 189
    PHỤ LỤC 5 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG KHÔNG CHÌ RON92 & DẦU DIESEL 0,5%S GIAI ĐỌAN 2000 - 2008 190
    PHỤ LỤC 6 THÔNG TIN NỔI BẬT VỀ XĂNG DẦU HIỆN

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Từ sau năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những nội dung trọng tâm của chính sách đổi mới là thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng chuyển dần từ cơ chế quản lý trực tiếp sang cơ chế quản lý thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách và các công cụ vĩ mô nhằm điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.
    Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia. Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Xăng dầu là loại năng lượng có hạn, không thể tái sinh và chưa thể thay thế được. Sự biến động của xăng dầu trên thị trường thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung.
    Tuy nhiên, trong công cuộc cải cách và đổi mới kinh tế của Việt Nam, công tác quản lý nhà nước đối với thị trường và hoạt động kinh doanh xăng dầu còn đang trong quá trình hoàn thiện. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập. Nhà nước vẫn còn lúng túng trong việc điều hành giá xăng dầu và đối phó với sự biến động giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới. Tình trạng buôn bán lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu còn tồn tại, hoạt động tạm nhập tái xuất còn lộn xộn chưa được giải quyết. Tính chủ động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh chưa cao.
    Mặc dù Việt Nam không cam kết mở cửa lĩnh vực phân phối xăng dầu, nhưng trong thực tế đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập liên doanh phân phối xăng dầu. Bên cạnh đó Việt Nam cam kết sẽ mở cửa thị trường để các hãng xăng dầu nước ngoài trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu xăng dầu. Cùng với tiến trình hội nhập, hàng rào thuế quan, phi thuế quan, sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào thị trường xăng dầu sẽ giảm dần. Trước tình hình đó Nhà nước phải đổi mới quản lý hoạt kinh doanh xăng dầu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu theo những mục tiêu của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động, tự phát triển. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp, đổi mới phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm giữ ổn định thị trường xăng dầu Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chiến thắng trên “sân nhà” và hướng tới thắng lợi trên sân của các nước trong khu vực.
    Từ những lý do trên, đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam là vấn đề cấp bách và rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh
    tế quốc tế.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, để có được các giải pháp toàn diện và hiệu quả, nghiên cứu thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
    - Xác định cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong đó: (i) Làm rõ đặc điểm của ngành hàng xăng dầu, các khái niệm và nội dung của hoạt động kinh doanh xăng dầu; (ii) Hệ thống hoá và phát triển lý luận quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu; (iii) Nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt kinh doanh xăng dầu của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...