Luận Văn Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới quản lý nhà nước đối vớihoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

    MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này đã được thể hiện cụ thể ở Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm ( 2006 - 2010 ) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng:“ Tiếp tục thực hiện chương trình XKLĐ, tăng tỷ lệ LĐ xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ”.
    Hiện nay có khoảng 500 nghìn LĐ Việt Nam đang làm việc ở 40 nước, vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Trong đó, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia luôn được đánh giá là những thị trường trọng điểm, tiếp nhận số lượng lớn LĐ của Việt Nam sang làm việc, nhu cầu tiếp nhận LĐ ở các nước khác cũng tăng nhanh, thu nhập của NLĐ được nâng lên, hàng năm số LĐ này chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ USD, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
    Để đạt được những kết quả nêu trên, phải kể đến sự đóng góp quan trọng vai trò QLNN đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN. Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường tiếp nhận LĐ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức các hoạt động đối ngoại, hỗ trợ các DN khai thác thị trường, khuyến khích mô hình liên kết giữa địa phương và các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN chung của cả nước và từng địa phương.
    Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN đang là một thách thức đối với Việt Nam, do số LĐ đưa sang các nước ngày càng lớn, đội ngũ DN XKLĐ nhiều hơn, thị trường LĐ NN mở rộng và sự phân công LĐ có nhiều thay đổi. Trong khi chất lượng nguồn LĐ còn yếu kém, đội ngũ DN XKLĐ hoạt động chưa chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, do đó khả năng cạnh tranh của ta trên thị trường LĐ thế giới bị hạn chế, kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN khó có thể đạt được mục tiêu đề ra.
    Nhiều vụ việc lừa đảo, tranh chấp, vi phạm về hoạt động này đã diễn ra nhiều nơi, nhiều cấp độ. Thời gian gần đây đã phát hiện và xử lý nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, như hiện tượng “cò mồi”, tổ chức tuyển chọn thu tiền bất hợp pháp, bỏ dơi NLĐ ở NN gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan thuộc Bộ, Ngành và địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tiêu cực nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN hiệu quả hơn, năng động và minh bạch hơn. Nhưng tình trạng này không những giảm mà còn có nguy cơ xảy ra nhiều, tinh vi và phức tạp hơn.
    Văn bản pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa theo kịp với những biến động của tình hình thực tế, sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thiếu những chiến lược về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN ở tầm quốc gia, hiệu quả KT-XH chưa cao, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của một bộ phận NLĐ chưa đúng; thủ tục hành chính, công tác khai thác, định hướng phát triển thị trường LĐ ngoài nước còn nhiều bất cập.
    Mặt khác, do cơ chế chính sách của ta chưa tương đồng với nhiều nước tiếp nhận LĐ nên sự thay đổi về chính sách, biến động thị trường LĐ ngoài nước thì thường xuất hiện những bất lợi cho LĐ của ta, dẫn đến cạnh tranh bị hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Do đó việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý của nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế và hội nhập KTQT, để hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN được hiệu quả hơn là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các ngành các cấp. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm đề tài nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN và QLNN về lĩnh vực này;
    - Đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN của nước ta thời gian vừa qua.
    - Trên cơ sở định hướng và xu thế phát triển, từ đó đưa ra quan điểm đổi mới trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Những nội dung QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, hệ thống văn bản pháp luật, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, kinh nghiệm một số nước trong việc quản lý hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN.
    - Về không gian: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu QLNN đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN trong phạm vi cả nước, không đề cập tới đối tượng là chuyên gia. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để tham khảo.
    - Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay.
    - Thời gian định hướng đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung; sử dụng các số liệu của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN; vận dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp thông qua các số liệu và biểu đồ minh họa.
    5. Tình hình nghiên cứu
    Thời gian qua, ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN như: Các giải pháp đổi mới nhà nước về XKLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010 ( Trần Văn Hằng, luận án Tiến sĩ kinh tế,1996); Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường ( Nguyễn Thị Phương Linh, luận án tiến sĩ kinh tế, 2004); Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về XKLĐ của nước ta trong giai đoạn hiện nay (Bùi Sỹ Tuấn, luận văn Thạc sỹ, 2006).
    Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở, luận văn, các bài viết đăng trên báo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cũng đã đề cập đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN theo hợp đồng trong những năm qua.
    Nhìn chung dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình nghiên cứu trên mới tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, tác động của hoạt động XKLĐ, giải pháp chính sách, cơ chế quản lý trong nền kinh tế chuyển đổi. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, đề xuất giải pháp QLNN trong điều kiện hội nhập KTQT.
    Từ tình hình nêu trên, nghiên cứu đề tài nêu trên nhằm phân tích, đánh giá thực trạng QLNN thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới QLNN trong điều kiện hội nhập KTQT, tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam phát triển đúng hướng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
    6. Những đóng góp của Luận văn
    Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN theo hợp đồng. Khẳng định hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN là hoạt động kinh tế, là một tất yếu khách quan, vì vậy cần phải nâng cao nhận thức, chấp nhận cạnh tranh trên thị trường LĐ thế giới.
    Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN trong các giai đoạn.
    Nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường LĐ ngoài nước và xác định chiến lược đưa LĐ đi làm việc ở NN gắn với phát triển nhân lực quốc gia để đến năm 2020 Việt Nam có đủ cơ sở trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới QLNN đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN theo hợp đồng trong điều kiện hội nhập KTQT.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được chia thành 3 Chương như sau:
    Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
    Chương II. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của nước ta.
    Chương III. Phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới.
     
Đang tải...